CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐẾN VỚI " CHUNG MỘT MÁI TRƯỜNG" CHÚC CÁC BẠN MẠNH KHỎE,VUI VẺ VÀ HẠNH PHÚC.

Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2011

HOÀN CẢNH SÁNG TÁC CỦA NHẠC TRỊNH

 Biển nhớ : Viết cho Tôn Nữ Bích Khê học trường Sư Phạm Quy Nhơn vào hè 1962
Chúng tôi đã ngồi uống cà phê với nhau dưới mái quán thấp ven biển lợp bằng lá kè. " Biển Nhớ " là cảm hứng từ muôn vàn đợt sóng lấp lánh trong những đêm khuya khoắt ấy, mà Sơn đã kéo cao cổ áo, chợt rùng mình, rồi có một ngày sẽ xa những dấu chân trên cát, có còn " trời cao níu bước Sơn Khê ...".(Trích Đinh Cường )

Bốn mùa thay lá được Trịnh Công Sơn giới thiệu lần đầu vào ngày kỉ niệm sinh nhật thứ 60 của nhạc sĩ Văn Cao , bài hát có lần được dùng trong một phim tài liệu ( theo Nguyễn Thuỵ Kha )
Ca Dao Mẹ sáng tác vào mùa hè 1965
Cát bụi : bắt nguồn từ một thoáng buồn không nguyên cớ : một đoạn film một cuốn truyện chưa ưng ý ?
Có một cái gì đó thật trùng hợp trong cùng một buổi chiều. Một nỗi buồn hay một điều gì đó gần với sự rời xa ly biệt đang cựa mình thức dậy trong tôi.Tôi lại ra đường tìm một góc quán quen thuộc ngồi. Trên đường trở về nhà, trong đầu bỗng vang lên một tiếng hát. Tôi lập đi lập lại nhiều lần trong đầu, hát thành tiếng khe khẽ. ( trích hồi kí TCS)
Cúi xuống thật gần : viết trong 1 lần TCS đi vào nhà thương thăm bạn, ông chợt nhìn thấy 1 người con gái trẻ đang quỳ bên cạnh xác người lính trẻ, có lẽ là người yêu, cô gái cúi xuống, mặt úp vào ngực người tình và khóc nức nở, nhạc sĩ không thấy được khuôn mặt của cô, chỉ cảm xúc qua mái tóc dài khi cúi xuống và bờ vai rung rung...
Cúi xuống
Cho bóng đổ dài
Cho xót xa mặt trời
Cho da thơm trên người nay cũng phôi pha..

 Cho một người nằm xuống : Một trong những bài hát của Trịnh Công Sơn cũng "bỗng dưng" đi ra ngoài khuôn khổ bình thường dòng nhạc của ông , đó là bài hát viết cho cái chết của một người bạn thân, Ðại tá Lưu Kim Cương, đã tử trận tại Tân Sơn Nhất .
Chiều một mình qua phố : TCS sáng tác tại Blao-Bảo Lộc (cuối 50 đầu 60 )
Chỉ có ta trong một thời : Đời thi ca sĩ là một kiếp rong chơi ?Trịnh Công Sơn sáng tác năm 1967 và được Khánh Ly trình diễn ngoài trời và trong các quán Café ( dựa theo Hà Vũ Trọng )

Con mắt còn lại :
Bài Con mắt còn lại, anh lấy ý từ hai câu thơ của Bùi Giáng: Còn hai con mắt, khóc người một con.
Hai lời đầu được viết trong buổi chiều uống rượu ở nhà Tôn Thất Văn, làng Báo chí. Anh em hát lui hát tới bài này rất vui. Lúc ra về trời tối, rượu thấm, Sơn ngồi sau vỗ vai tôi: Quỳnh à, mình ghé chỗ Huế H. đi. Quế H. đang trọ ở nhà khách ngay hồ Con Rùa. Tại đây, Sơn lấy Con mắt còn lại ra, cười hát với nhau. Rồi cảm hứng thế nào anh viết luôn lời 3 tại chỗ. Lấy phôn gọi hát cho bạn bè nghe lời mới giữa đêm khuya khoắt.
(Trích Lữ Quỳnh )
Cuối cùng cho một tình yêu
: bản "Cuối cùng cho một tình yêu", lời một bài thơ của Trịnh Cung đã được Trịnh Công Sơn phổ nhạc từ năm 1958. Ở đoạn cuối TCS sửa : Lời ca anh nhỏ, nỗi buồn hôm nay " thành " nỗi lòng anh đây " cho phù hợp cùng tâm trạng
Dân ta phải Sống sáng tác năm 1968

Dấu chân địa đàng : sáng tác tại Blao
Du mục : được viết tại Blao-Bảo lộc (sáng tác trong mùa hè 1965)
Dựng lại Người Dựng lại Nhà sáng tác năm 1968

 Diễm Xưa : do Khánh Ly hát, đã trở thành top-hit ở Nhật năm 1970. Ngữ nghĩa của Diễm xưa được TCS lý giải: "Diễm là đẹp, xưa là ngày xưa". Cô Diễm trong bài hát là sinh viên trường đại học văn khoa ở Huế . Nhà Bích Diễm ở bên kia sông qua Cầu Phú Cam, rẽ tay phải về phía đường Phan Chu Trinh , hàng ngày cô gái vẫn đi qua nơi TCS ở dưới hàng cây long não xanh mướt .
Dã tràng ca : TCS sáng tác và dàn dựng trong ngày lễ kỉ niệm của trường Sư phạm và trường Kĩ thuật Quy nhơn (7/7/1962)
Đoá hoa vô thường : dự đoán rằng bài hát đựơc nhạc sĩ TCS sáng tác về sau năm 1973 ( theo Đặng Tiến và một số tác giả )
Đồng dao hoà bình : sáng tác năm 1969
Đồng dao 2000 sáng tác năm 2000 Trịnh viết như để xác nhận một cách vững chắc cho những định hưóng và con đường mà ông chọn lựa .
Đừng mong ai đừng nghi ngại : tháng 8/1969

Đường xa vạn dặm bài hát được viết dành cho người mẹ yêu dấu sinh thành ra ông khi bà qua đời vào năm 1991
Đi tìm quê hưong : sáng tác năm 1967
Đêm Bây giờ đêm mai : sáng tác 1967

Đêm thấy ta là thác đổ : nhạc sĩ thổ lộ: "Tôi còn nhớ ca khúc này và sự chiêm nghiệm của mình như là một tổng kết những gì mà tôi cảm nhận được từ cuộc đời tôi, của mọi người. Thực lòng mà nói, tôi chịu ảnh hưởng của Albert Camus trong bài hát này.
Đợi có một ngày :
phong trào đấu tranh của thanh niên sinh viên học sinh Huế bùng nổ tự mùa Hạ 1963, đã đẻ ra Trịnh Công Sơn? (bđd). Thời điểm đó, lời nhạc Trịnh Công Sơn mang từ vựng Thiên chúa giáo nhiều hơn từ vựng Phật giáo: như giáo đường, lời buồn thánh, vùng ăn năn, cát bụi, địa đàng ... Nhưng đây là chữ nghĩa văn chương nhiều hơn là rung cảm tôn giáo, gọi là khuôn sáo cũng được, dùng để đẩy đưa câu hát cho có vẻ ?ohiện đại?. Khi cần phải khẳng định một thái độ chính trị giữa những biểu ngữ, gậy gộc thì Trịnh Công Sơn chọn lựa minh mẫn:
Đợi chờ yêu thương trên cây thánh giá
Đợi xoá sân si dưới bóng bồ đề
( Theo Hoàng Nguyên Thuận , do Đặng Tiến Ghi Lại )


Đời gọi em biết bao lần : bài hát đựơc dùng làm nhạc trong phim tội lỗi cuối cùng .
Em ở nông trường em ra biên giới : Giải Nhất của cuộc thi "Những bài hát hay nhất sau 10 năm chiến tranh" (sau 75) . Bài hát này TCS sáng tác khi nghe tin đoàn thanh niên xung phong mình đã từng gặp tại nông trường Nhị Xuân hi sinh tại biên giới Tây Nam .
Gọi tên bốn mùa : được Trịnh trình diễn lần đầu tiên tại trụ sở SV Đại Học góc đường Duy Tân - Hồng Thập Tự (1965)
Hạ Trắng : nỗi ám ảnh từ một mùa hè nóng bỏng tại Huế , cộng với một câu truyện về cái chết của cha mẹ một ngừơi bạn :
Và sau đó tôi kết hợp giấc mơ hoa trắng mùa hạ với mối tình già keo sơn này như áo xưa dù nhầu cũng xin bạc đầu gọi mãi tên nhau để viết nên bài "Hạ Trắng"
Hai mươi mùa nắng lạ : Giải nhất cuộc thi ?Hai mươi năm sau ? một cuộc thi âm nhạc lớn dành cho những nhạc sĩ VN .
Hãy nhìn lại : ca khúc đựơc phát hành trong Phụ Khúc Da Vàng sáng tác vào năm 1972 .

Hoa xuân ca : Cô H. trong Hoa xuân ca là tên người con gái Hà Nội xinh đẹp ở cạnh nhà Tôn Thất Văn, một họa sĩ nổi tiếng, nơi mà mỗi tuần bạn bè kéo về ăn uống vui vẻ. H. thường xưng hô với Sơn là monsieur và em. Mỗi buổi chiều tôi chở anh về nhà Văn trên chiếc P.C sơn màu vàng cam (mà Phạm Trọng Cầu gọi là màu nắng), anh đã dùng vỏ bao thuốc lá viết lên lưng tôi. Lúc xuống xe, anh chép lại trên giấy những dòng nhạc và nhẩm hát: Cây sẽ cho lộc và cây sẽ cho hoa... (trích Lữ Quỳnh )
Hát trên những xác ngưòi : đựơc nhạc sĩ TCS sáng tác sau biến cố ở Huế , Mậu Thân 1968 .
Hoa vàng mấy độ : viết cho một cô gái Nhật cho anh quen trong dịp sang Montréal thăm gia đình lần duy nhất vào dịp Phục Sinh năm 1992 (theo Trường Kì)
Huyền thoại mẹ đựoc TCS sáng tác vào cuối năm 1978 đầu 1979
Lại gần với nhau : bài hát thể hiện một cách bàng bạc khát vong thống nhất của TCS vào những năm 1966 (sáng tác cuối 1965)
.(trích hồi kí TCS)

Lặng lẽ nơi này bài hát được sáng tác vào năm 1980 ? tôi thấy nghệ sĩ nào cũng phải mang số phận cô đơn truyền kiếp , ở quê hương hay xa quê hương , vào thời bình hay chinh chiến , giữa đám đông hay khoảng trống , nơi thiên đàng hay địa ngục ? chỉ có thể về với mình về với tôi như Sơn đã nói Trích hồi kí Phạm Duy
Lời buồn thánh TCS sáng tác tại Blao-Bảo Lộc bài hát này được nghe lần đầu tiên tại quán Văn Sài Gòn .

Lời mẹ ru sáng tác năm 1974
Lời thiên thu gọi : bài hát được sáng tác tại Bảo Lộc và mang đậm dấu ấn phố núi cao nguyên nơi mà TCS một thời dạy học : về trên phố cao nguyên ngồi , tiếng gà trưa gáy khan bên đồi ?
Một cõi đi về : Một buổi sáng tôi đến thăm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tại nhà riêng. Anh đang hồi phục sau cơn bệnh thập tử nhất sinh tại Bệnh viện Chợ rẫy cách nay hơn một tháng. Câu chuyện chân tình, cởi mở:
- Anh Sơn à, ca khúc "Một cõi đi về" anh viết đã lâu chưa?
- Đã khá lâu rồi, vào khoảng cuối năm 1974 đầu năm 1975, nhưng từ năm 1980 mới phổ biến ?
(Trích hồi kí Trưong Quang Lục)
Ngủ Ði Con : trong tập Ca Khúc Da Vàng năm 1972, lên hàng top-hit, thắng Giải Ðĩa Vàng của Nhật, và đã bán hơn 2 triệu đĩa nhạc ở Nhật.
Người hát Bài Quê Hương sáng tác trong mùa hè 1965
Người Già Em bé sáng tác hè 1965

Người Con Gái Việt Nam Da Vàng : sáng tác hè 1965
Nghe những tàn phai : Những bước chân trở về của người phụ nữ không may mắn, làm công việc rất bất hạnh của xã hội đã thành một tình khúc bi thảm .
Nối vòng tay lớn : đã được dùng để đặt tên cho chương trình đưa các sinh viên du học về nước thăm nhà hồi trước năm 1975, rồi cũng chính bài hát này, sau khi được hát lên trên làn sóng điện đài phát thanh Sài Gòn trong ngày đầu tiên khi bộ đội tiến vào giải phóng Sài Gòn .
Nhìn những mùa thu đi : viết cho một ngừoi con gái tên Thu ( theo Nguyễn Thanh Ty ) tại Huế vào năm 1963 khi TCS còn là một cậu sinh viên .
« Nhìn Những Mùa Thu Đi » Và Huế 1963.
Bài ca có lẽ đã bỏ trong túi lâu ngày, chưa đưọc phổ biến, đến tay chúng tôi thì mực đã nhạt nhoè, chúng tôi xúm nhau lại trên thềm xi măng của một gian phòng rộng lớn gọi là hội trường của Nha cảnh sát TNTP (Bây giờ là Ðại học Sư Phạm Huế) lúc ấy tạm sử dụng làm phòng giam những thành phần trí thức Phật tử trong phong trào đòi bình đẳng tôn giáo do việc cấm treo cờ Phật giáo vào ngày Phật Ðản 1963 và việc xe tăng cán chết 14 em trong gia đình Phật tử vào đêm Phật đản tại thành phố Huế, để tập hát, chúng tôi, sinh viên Phật tử, gia đình Phật tử, các giáo viên và giáo sư đều đồng thời bị bắt một loạt trong đêm 20. 08. 63, đêm các chùa bị tổng tấn công trên khắp miền Nam VN , có người đang ngủ ở nhà cũng bị mời vào, như trường hợp của HPNTường,- hồi ấy HPNT không nằm trong Ðoàn SVPT,- trong túi áo của anh, mảnh giấy « Nhìn những mùa thu đi » đã trở thành bài hát « cho đỡ buồn » (cũng như Sơn đã nói hát cho vui) trong suốt những ngày tháng bị giam cầm của chúng tôi.
(Theo Thái Kim Lan)

Ngụ ngôn mùa đông : "Ngụ Ngôn Mùa Ðông" có lời ca "Một ngày mùa Ðông, trên con đường mòn, một chiếc xe tang, trái mìn nổ chậm, người chết hai lần, thịt da nát tan" mà tác giả sáng tác từ xúc động khi chứng kiến xe tang của một sĩ quan nguỵ SG dính mìn trên QL1 .
Nhớ mùa thu Hà Nội : Trịnh Công Sơn kể: "Mình rất yêu Hà Nội. Năm 1985 mình cùng ba đồng nghiệp được Bộ Văn hóa Liên Xô mời thăm Liên Xô, khi trở về, mình ở lại Hà Nội luôn một tháng. Mỗi sáng, mình và Thái Bá Vân đi loanh quanh Hà Nội gặp bạn bè. Chiều nào cả hai cũng lên Hồ Tây, nằm bên hồ với chai Ararat, uống lai rai và nhìn bầy sâm cầm đáp xuống bay lên".( lần đầu tiên TCS ra HN là vào 1983)
Những ai còn là Việt Nam : viết vào năm 1969
Ngưòi con gái Việt Nam da vàng : Năm 1967, chiến tranh Việt Nam leo thang lên gần đến điểm cao nhất. Thì đúng vào thời gian đó, bài Người Con Gái Việt Nam Da Vàng được hát lên lần đầu tiên ở một hội quán nhỏ ở Sài Gòn của sinh viên.
Ru Tình : một cô ca sĩ ngừoi Nhật muôn sang VN gặp Trịnh Công Sơn , chẳng may, cô ta bị tai nạn và đã ra người thiên cổ. Trịnh Công Sơn buồn lắm, chưa gặp người mà Trịnh Công Sơn tưởng tượng là đẹp lắm - đẹp từ bàn tay đến đôi má - mà đã mất. Trịnh Công Sơn bèn viết bài hát này để "ru" một chuyện tình không có thật, một chuyện tình tưởng tượng, một chuyện tình vừa đẹp lại vừa buồn. (trích Nguyễn Văn Tuấn )
Ra đồng giữa ngọ : ca khúc của Trịnh Công Sơn sáng tác vào tháng 12 năm 1974, vào những ngày năm cùng tháng tận của một chế độ .(theo Đặng Tiến)
Phôi pha : Những ngày cuối cùng trước Tháng Tư năm 1975, Trịnh Công Sơn đi vào một loạt bài nhạc mới nói lên cảm nhận về cái vô thường của cuộc đời trong tâm tư nhạc sĩ, đó là loạt bài nhạc mang tính chất thiền. Ðó là các bài có những câu như "...Em đi qua chuyến đò...", "Con chim ở trọ cành trẹ..", và có lẽ bài "Phôi Pha" là bài cuối cùng của loạt bài này trước 1975
Ta đi dựng cờ sáng tác tháng 8 năm 1969
Tôi ơi đừng tuyệt vọng : TCS viết cho một ngưòi con gái mà ông đã từng có dự định cưới làm vợ : á hậu V.A , V.A và Trịnh đã gặp nhau trong một phòng trưng bày tranh Một thoáng ngỡ ngàng bởi anh Sơn rất quen. Đôi mắt, đôi môi, nụ cười ấy toả sáng và tinh khiết. Khoảnh khắc đó đã thực sự bùng cháy(trích lờI Trịnh Xuân Tịnh em TCS )

Như cánh vạc bay :Nhân vật của Như cánh vạc bay là một cô gái Huế đã định cư ở nơi xa. Không được ở bên nhau, sống với nhau, anh vẫn luôn mong người ấy hạnh phúc, dù anh âm thầm đau khổ: Ta nghe từng giọt lệ. Rớt xuống thành hồ nước long lanh.(trích lời Trần Long ẩn)
Người con gái trong bài là một thiếu nữ tên P.T.L., người gầy và cao, rất đẹp, sinh trưởng trong một gia đình nề nếp, gia phong nổi tiếng , sau này cô cư ngụ tại Ottawa và đã từng gặp lại Trịnh Công Sơn trong dịp anh sang Montréal thăm gia đình lần duy nhất vào dịp Phục Sinh năm 1992. (Trích Trưòng Kì)
Tuổi đá buồn : Bản in lần đầu Ca khúc Trịnh Công Sơn (Nxb An Tiêm, SG 1967)
bài Tuổi Đá Buồn được soạn với nhịp 4/4, đoạn mở đầu với 30 nhịp rưỡi mới có một dấu lặng, phần ca từ suốt 55 từ không hề có một cái chấm phẩy nào. Hình ảnh cô Ngà mang ngày chủ nhật buồn (Sombre dimanche) đến nhà thờ, con đường quốc lộ Sài Gòn - Đà Lạt dài hun hút đi qua Thị xã. . . . nối tiếp nhau?[i](Trích Hoàng Phủ Ngọc Tường)
Ta phải thấy mặt trời sáng tác 1970
Tình ca ngưòi mất trí : một bài hát khẳng định sự trung lập sống giữa những tranh đấu và phe phái , không có mưu đồ của Trịnh Công Sơn , bài hát đựơc sáng tác năm 1967 .
Tuổi trẻ Việt Nam sáng tác năm 1969
Hãy đi cùng nhau: sáng tác năm 1968
Gia Tài Của Mẹ đựoc TCS sáng tác trong mùa hè 1965
Xin trả nợ người : Bích Diễm trong một dịp trở về Việt Nam có lại thăm anh. Từ đó nhạc phẩm Xin Trả Nợ Người ra đời (với dòng chữ viết cho Hướng Dương? của Trịnh Công Sơn để tránh tên thật cho ?Cô Mưa Hồng?) với những câu: ?Hai mươi năm xin trả nợ người. Trả nợ một thời em đã bỏ ai. Hai mươi năm xin trả nợ dài. Trả nợ một đời em đã phụ tôi....?
Về trên phố cao nguyên ngồi : Bài hát đựoc TCS sáng tác tặng một ngừoi con gái tên Thanh Thuý ( không phảI ca sĩ Thanh Thuý) trong một đêm trên phố khuya Blao, Đơn Dương, Đà Lạt ...
(theo Đinh Cường )
Vết lăn trầm : TCS sáng tác tại Blao-Bảo Lộc
Khăn quàng thắp sáng bình minh, Em là hoa hồng nhỏ, Tuổi đời mênh mông, Về lại trường xưa... : sau 1975 anh đã có nhiều bài hát hay tặng lứa tuổi thiếu nhi , anh từng nhận xét: "Thế hệ trẻ hôm nay đẹp hơn ngày xưa nhiều"?
Xin mặt trời ngủ yên : sáng tác tại Blao Bảo Lộc

( chỉ mới sưu tầm được bấy nhiêu )

Không có nhận xét nào: