CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐẾN VỚI " CHUNG MỘT MÁI TRƯỜNG" CHÚC CÁC BẠN MẠNH KHỎE,VUI VẺ VÀ HẠNH PHÚC.

Chủ Nhật, 19 tháng 12, 2010

SAU LƯNG...

Sau lưng người đàn ông thất bại là người đàn bà xúi dại
Sau lưng người đàn ông long nhong là người đàn bà long đong
Sau lưng người đàn ông đồi bại là người đàn bà khờ dại 
Sau lưng người đàn ông ngoại tình là người đàn bà ngồi rình
Sau lưng người đàn ông bất lực là người đàn bà rất bực...
Sau lưng người đàn ông đích thực là người đàn bà thích đực….
Sau lưng người đàn bà hạnh phúc là lũ đàn ông đông đúc
Sau lưng người đàn bà "cởi mở" là 1 lũ đàn ông hăm hở
Sau lưng người đàn bà bất hạnh là người đàn ông ko mạnh
Sau lưng người đàn bà nhăn nhó là người đàn ông sờ mó
Sau lưng người đàn bà nóng bỏng là người đàn ông hư hỏng
Sau lưng người đàn bà rực rỡ là người đàn ông..ngoại cỡ
Sau lưng người đàn bà gợi cảm là người đàn ông lảm nhảm






Thứ Hai, 6 tháng 12, 2010

CÂU CHUYỆN VỀ NHỮNG CÂY ĐINH

Một cậu bé nọ có tính hay nổi nóng. Một hôm cha của cậu bé đưa cho cậu một túi đinh và nói với cậu:
 - Mỗi khi con muốn nổi nóng với ai đó thì hãy chạy ra sau nhà và đóng một cây đinh lên chiếc hàng rào gỗ.
 Ngày đầu tiên cậu bé đã đóng hơn một chục cây đinh lên hàng rào gỗ. Và cứ thế số đinh tăng dần. Nhưng vài tuần sau cậu bé đã tập kềm chế dằn cơn nóng giận của mình và số lượng đinh phải đóng mỗi ngày ít đi. Cậu nhận thấy rằng kiềm chế cơn giận của mình dễ hơn là phải đi đóng đinh lên hàng rào.
Đến một ngày, cậu đã không nổi giận một lần nào suốt cả ngày. Cậu đến thưa với cha và ông bảo:
 - Tốt lắm, nếu bây giờ con tự dằn lấy được và không nổi nóng một lần thì con hãy nhổ một cây đinh ra khỏi hàng rào.
Ngày lại ngày trôi qua, rồi cũng đến một hôm cậu bé đã vui mừng hãnh diện tìm cha mình báo rằng trên hàng rào đã không còn cây đinh nào cả. 
 Người cha nói nhỏ nhẹ với cậu:
 - Con đã làm rất tốt, nhưng con hãy nhìn những lỗ đinh con để lại trên hàng rào.
Hàng rào đã không giống như xưa nữa rồi. Nếu con nói điều gì trong cơn giận dữ, những lời nói ấy cũng giống như những lổ đinh này, chúng để lại những vết thương khó rất khó lành trong lòng người khác. Cho dù sau đó con có nói xin lỗi bao nhiêu lần đi nữa, vết thương dù lành nhưng vết sẹo cũng còn để lại mãi.
Con hãy luôn nhớ: Vết thương tinh thần còn đau đớn hơn cả thể xác. Bạn bè ta, những người chung quanh ta là những viên đá quí. Họ giúp con cười và giúp con mọi chuyện. Họ nghe con than thở mổi khi con gặp khó khăn, cổ vũ con và luôn sẵn sàng mở trái tim mình ra cho con. Hãy nhớ lời cha...

Chủ Nhật, 5 tháng 12, 2010

THONG DONG GIỮA ĐÔI DÒNG THUẬN NGHỊCH

Ta làm và nói sai, nhưng ta lại được nhiều người khen ngợi mỗi ngày, như vậy mỗi ngày đi qua đời ta là mỗi ngày đưa đời sống của ta đi dần vào bóng đêm và từ bóng đêm này dẫn ta đi tới bóng đêm khác.
 Ta làm đúng và nói đúng, nhưng ta lại bị nhiều người chỉ trích mỗi ngày, và như vậy mỗi ngày đi qua đời ta là mỗi ngày đưa ta từ bóng đêm bước ra ánh sáng và từ ánh sáng này, ta bước tới ánh sáng khác.

Chân lý không thuộc về sự khen ngợi hay chỉ trích, mà thuộc về ở nơi người nào thấy và biết đúng, nghe và cảm nhận đúng, sống đúng, nói và làm đúng.
 Lằn mức giữa đúng và sai thật vô cùng vi tế và thẳm sâu, nên có những suy nghĩ, có những việc làm của ta, ở độ tuổi nầy thì đúng, mà bước qua độ tuổi khác lại là sai; ở buổi sáng thì đúng, mà ở buổi chiều thì sai; ở phút trước thì đúng, mà ở phút sau thì sai; đối với hoàn cảnh nầy thì đúng, nhưng ở hoàn cảnh khác thì sai; đối với người nầy thì đúng, mà đối với người khác thì sai, và cùng một vấn đề, mà ta nhìn nó từ góc độ nầy, thì nó đúng, nhưng ta nhìn nó với một góc độ khác thì sai.
Nên, đúng và sai là tùy theo mức độ hiểu biết của ta, liên hệ đến ô nhiễm hay thanh tịnh, sâu hay cạn, rộng hay hẹp của tâm ta.
 Hễ tâm ta càng ít ô nhiễm và càng ít bị xáo động, thì cái biết của ta đi dần tới với cái đúng và ta có thể thường trú ở trong cái đúng. Hễ tâm ta bị ô nhiễm và xáo động, thì cái biết của ta càng lúc càng đi dần tới với cái sai lầm và ta có thể cộng trú thường trực với cái sai lầm ấy.
Ta thấy đúng và biết đúng đối với mọi sự hiện hữu, là do tâm ta yên lắng, không bị xáo động bởi các vọng tưởng, hoàn toàn không bị lay động và thụ động bởi các ngã tưởng và các dục. Ta sống với tâm như vậy, thì lúc nào và ở đâu, ta cũng không bị hoàn cảnh sai sử và không bị các hình tướng đánh lừa. Ta nghe với tâm yên lắng, không bị xáo động bởi các tưởng, thì ở đâu và lúc nào, ta cũng có sự tự do đối với cái nghe và ta không bị mọi ngôn ngữ và âm thanh đánh lừa.
Ta cảm nhận từ mọi sự xúc chạm với tâm yên lắng và không bị xáo động đối với các vọng tưởng, thì sự cảm nhận của ta là sự cảm nhận đúng, nên lúc nào và ở đâu, ta cũng không bị các cảm giác và tri giác đánh lừa.
Ta nuôi dưỡng đời sống bằng tâm yên lắng và không bị xáo động, thì lúc nào và ở đâu, ta cũng có tự chủ, không bị các loại ăn mặc và các thực phẩm ăn uống đánh lừa. Ta nuôi dưỡng đời sống bằng tâm chân thực, bằng sự hiểu biết sáng trong, bằng những hành động và những lời nói đúng đắn, thì lúc nào và ở đâu, ta cũng có đảm lực để sống, ta không bị thời gian khuất lấp, không bị những sự sợ hãi chi phối và không bị những sự hư dối đánh lừa.
Ta làm đúng, thì nhân quả đến với ta đúng như những gì ta đã làm. Ta làm sai, thì nhân quả cũng đến với ta đúng như những gì ta đã làm sai.
 Ta muốn ăn cam, ta trồng cam, hội đủ nhân duyên, cam sẽ cho ta trái ngọt. Ta muốn ăn cam mà gieo hạt quýt, hội đủ nhân duyên, quýt sẽ ra trái cho ta mà không phải là cam.
 Như vậy, ta thấy đúng, biết đúng và làm đúng, thì nhân quả đúng tự đến với ta. Ta thấy biết sai và làm sai, thì nhân quả đúng như với cái sai cũng tự đến với chúng ta.

Ta muốn ăn cam mà lại trồng quýt và chăm sóc quýt, hội đủ nhân duyên, thì ta chỉ có thành quả của quýt mà không phải là thành quả của cam, như vậy ta bị rơi vào tình trạng khổ đau là do ta mơ ước mà không thành.Mơ ước không thành là do tâm ta, mà không phải do nhân quả hay do cuộc đời. Cuộc đời của ta chính là tâm ta và nhân duyên, nhân quả của cuộc đời ta là tùy thuộc vào tâm ta mà biểu hiện. Không có nhân duyên và nhân quả nào tách rời khỏi tâm ta mà hình thành và biểu hiện cả. 
Tâm ta chính là nguồn gốc cho nhân duyên nhân quả của cuộc đời ta hình thành và biểu hiện.
Do ta không nhận biết cụ thể và chính xác nhân duyên, nhân quả giữa những hạt giống cam và quýt; do ta không biết phương pháp để chăm sóc; và do ta không biết thời vụ và chất đất để gieo trồng, nên ta mong muốn một đường, mà kết quả đến với ta một nẻo.
Không có nhân duyên, nhân quả nào, khi ta gieo hạt giống cam mà quả lại cho ta là quýt và cũng không có nhân duyên, nhân quả nào, ta gieo hạt giống quýt mà quả lại cho ta là cam.
 Cũng vậy, không có thành quả của an lạc và hạnh phúc nào đến với người tâm nghĩ ác, miệng nói ác, thân làm ác. Và cũng không có thành quả khổ đau và thất vọng nào đến với người tâm nghĩ thiện, miệng nói thiện và thân hành thiện.

Nếu vì bản thân ta, mà nghĩ đến điều thiện, miệng nói điều thiện và nỗ lực làm việc thiện, thì thiện ấy chưa phải là thiện của thiện, nên an lạc đến với ta rất ít, mà khổ đau và thất vọng đến với ta rất nhiều.
Vì vậy, ta không ngạc nhiên gì, ở giữa đời đã có nhiều người tự cho mình là hành thiện, nhưng trong đời sống của họ chỉ sinh ra những trái đắng và khổ đau.
Nếu không vì bản thân ta mà tâm nghĩ đến điều thiện, miệng nói điều thiện và nỗ lực làm thiện mỗi ngày, thì thiện ấy mới đích thực là thiện. Thiện ấy là điểm để cho niềm tin và an lạc trong tâm ta phát sinh và nhân duyên, nhân quả tốt đẹp hình thành trong đời sống của ta.
Một người biết sống yêu thương và tử tế với chính mình, người ấy không phải chỉ biết khắc phục hậu quả khổ đau, mà còn phải biết cách lấy những hạt giống khổ đau ra khỏi tâm thức của chính họ, khiến cho mọi nhân duyên, nhân quả khổ đau không còn có điều kiện sinh khởi ở trong đời sống của họ nữa. Và một người thông minh, giàu lòng nhân ái, người ấy không phải chỉ biết giúp người khác khắc phục hậu quả khổ đau, mà còn phải biết cách giúp cho người khác, thoát ra khỏi những hạt giống khổ đau ở nơi tâm thức của chính họ nữa.
Khổ đau hay hạnh phúc đến với chúng ta là từ nơi tâm thức của mỗi chúng ta. Nên, mỗi khi đối diện với khổ đau hay hạnh phúc là ta có cơ hội để tiếp xúc với những hạt giống thiện, ác ở nơi tâm ta. Tiếp xúc với những hạt giống bất thiện ở nơi tâm ta, không phải để đối phó, mà để nhận diện, ôm ấp và chuyển hóa, khiến chúng đi về theo hướng hiền thiện. Và tiếp xúc với những hạt giống thiện ở nơi tâm ta không phải để tự mãn, mà để tiếp tục nuôi dưỡng và thăng hoa chúng đến chỗ thuần thiện.
Tiếp xúc và làm chủ tâm ta mỗi ngày, điều ấy không phải là dễ, tại sao? Vì tâm ta không có hình tướng. Nó vĩ đại thì trong thế gian nầy không có gì vĩ đại cho bằng; nó tinh vi, thì ở trong thế gian nầy, không có cái gì tinh vi cho bằng; nó bén nhạy và linh hoạt, thì ở trong thế gian nầy không có cái gì bén nhạy và linh hoạt cho bằng; nó độc ác thì ở thế gian nầy không có cái gì độc ác cho bằng; nó thánh thiện thì ở trong thế gian nầy không có cái gì thánh thiện cho bằng.
Vì vậy, tiếp xúc và làm chủ tâm là cả một công trình tu luyện liên tục và miên mật.Và cũng vì vậy, ai tiếp xúc và làm chủ được tâm, người ấy mới có khả năng làm chủ được nhân duyên, nhân quả của đời mình, làm chủ được sự sống chết và tự tại giữa muôn ngàn diệt sinh, ảo hóa của vạn duyên và vạn hữu.
Nếu ta không làm chủ được tâm ta, thì ta sống với ai, ta cũng sẽ buồn chán, sống với xứ sở nào ta cũng sẽ thất vọng. Và nếu ta làm chủ được tâm ta, thì ta sẽ làm chủ được vạn duyên trong đời sống của ta, nên sống với ai ta cũng vui. Ta sống với thiện hữu tri thức ta vui đã đành, mà sống với ác tri thức cũng không làm cho niềm vui của ta bị suy giảm.
Sống với thiện tri thức ta cũng có điều kiện để học hỏi và thăng hoa, mà sống với ác tri thức ta cũng có điều kiện để nhìn lại mình, mà phòng hộ và chuyển hóa. Sống trong thuận cảnh, ta vui đã đành mà sống trong nghịch cảnh, niềm vui của ta cũng không hề bị tổn giảm. Sống trong thuận cảnh, ta cũng có điều kiện để thăng hoa, mà sống trong nghịch cảnh, ta cũng có điều kiện để tôi luyện và phát huy nội lực.
Nghiệm cho cùng, sống giữa đời không có ai tồn tại trong thuận cảnh đơn thuần và cũng không có một ai tồn tại đơn thuần giữa nghịch cảnh. Nghịch và thuận là hai mặt tương sinh trong đời sống của mỗi chúng ta. Cũng như hai cánh tay phải và trái là hai khía cạnh của một thân thể lành mạnh, linh hoạt và tháo vát. Một thân thể lành mạnh, linh hoạt và tháo vát không bao giờ chỉ biết hoạt động một tay hay một chân.
Trong đời sống hàng ngày của chúng ta, ta thuận với cái nầy, thì ta nghịch với cái khác và ta nghịch với cái nầy, thì ta thuận với cái khác.
Ta chỉ có hạnh phúc và có khả năng hướng thượng, khi ta nhận ra được sự thật của lẽ thuận nghịch ấy trong đời sống của ta và chung quanh ta. Ta phải biết tác dụng thực tế của hai mặt thuận nghịch, ngay trong đời sống của mỗi chúng ta. Và ta phải biết làm chủ tâm ta ngay trong cái lẽ thuận nghịch ấy của cuộc sống.
Ta cần nhìn thật trầm tĩnh và sâu sắc để thấy rằng, ở trong đời có những cái thuận với ta cũng có khi giúp ta, nhưng cũng có khi hại ta và có những cái nghịch với ta cũng có khi là hại ta, nhưng cũng có khi giúp ta rất nhiều.
Nên, vấn đề an lạc và hạnh phúc của ta không phải là ở nơi sự từ chối nghịch chạy theo thuận, mà ta phải biết làm chủ tâm ta giữa hai lẽ thuận và nghịch ấy của cuộc sống. Ta cần phải nhìn sâu để biết rằng, chân lý của cuộc sống là bao gồm cả hai lẽ thuận và nghịch, nếu từ chối thuận hay từ chối nghịch, thì ta không có lý do gì để hiện hữu.
Cũng như ánh sáng là chân lý và tác dụng của ngọn đèn, nếu ngọn đèn chỉ chấp nhận điện tử dương, mà từ chối điện tử âm hoặc chỉ chấp nhận điện tử âm mà không chấp nhận điện tử dương, thì ánh sáng và tác dụng của ngọn đèn không bao giờ phát ra, khiến cho sự có mặt của cây đèn trở thành vô dụng và vô nghĩa. Ánh sáng của ngọn đèn chỉ phát ra và có tác dụng lợi ích cho cuộc sống, khi nào bản thân ngọn đèn có khả năng tiếp nhận và làm chủ hai dòng âm dương, thuận nghịch đến với nó và hoạt động trong nó.
Cũng vậy, mỗi khi ta đã làm chủ được tâm ta, khiến tâm ta hoàn toàn không bị chi phối bởi các vọng tưởng, thì hai lẽ thuận nghịch trong đời sống của mỗi chúng ta, giúp cho ta đi tới với đời sống tự do và khiến cho ta thong dong giữa đôi dòng thuận nghịch.
Thuận và nghịch trong đời sống của mỗi chúng ta, chẳng khác nào đôi cánh phải và trái của chú chim đại bàng đã giúp cho chú bay liệng giữa bầu trời cao rộng và tự do.
Thuận và nghịch trong đời sống của mỗi chúng ta, cũng phải thường trực quán chiếu như vậy, để lúc nào và ở đâu, ta cũng làm chủ được tâm ta, để ta có khả năng chế tác ra hạnh phúc và an lạc cho ta và cho mọi người, khiến cho ai cũng có thể thực hiện đời sống thong dong giữa đôi dòng thuận nghịch



Thích Thái Hòa

 

Thứ Năm, 25 tháng 11, 2010

NỖI ĐAU TUỔI GIÀ

Ở đây, chúng ta không bàn chuyện đau nhức, cao máu, tiểu đường...nữa, vì đã có quá nhiều vị bác sĩ quan tâm tới tuổi già trên đất Mỹ này. Những loại đau trên đã có thuốc và có chính phủ Mỹ trả tiền, nhưng có những thứ đau khác không có thuốc chữa và cũng không ai kê vai gánh vác giùm. 
Báo OC Register thứ sáu tuần trước có đăng tin một ông già bị người ta đem bỏ trước cổng một ngôi chùa ở thành phố Westminster. Ông lặng lẽ ngồi trước hiên chùa suốt ngày. Cảnh sát đến mang ông vào bệnh viện tâm thần. Ông không có trong người bất cứ một thứ giấy tờ nào để biết được ông là ai, ở đâu. Ông không nói một lời nào, chỉ biết lặng lẽ, đôi khi cười một mình như một người mất trí. Ông là một người châu Á, Việt Nam cũng chưa chừng, như vậy ông không phải sinh ra ở đây, hay từ trên trời rơi xuống như cô bé Maika trong một tập phim Tiệp Khắc. Vậy là có người chở ông tới và bỏ ông lại đây, không ai ngoài con cái hay thân thích của ông. Lâu nay thỉnh thoảng người ta thấy có những thiếu phụ sinh con rồi đem con bỏ vào thùng rác, nhưng chưa thấy ai đem cha mẹ vứt bỏ ngoài đường. Ông già chỉ cười vu vơ, trí nhớ của ông đã suy kiệt, nếu không ông sẽ đau khổ biết chừng nào? 
Trước đây người ta kể chuyện có người chở bà mẹ già bỏ ở cây xăng, tôi không tin, tưởng là chuyện đùa, nhưng bây giờ thực sự lại có người “đem cha bỏ chùa" 

Cũng lại câu chuyện của một người già. Tháng trước, trong một dịp đưa người thân đi Việt Nam, tại quầy vé China Airline ở phi trường Los Angeles tôi đã chứng kiến một cảnh khá đau lòng. Trong khi mọi người đang xếp hàng trình vé, cân hàng thì một bà cụ người Việt cứ loay hoay lúng túng trước quầy vé với các thứ giấy tờ vương vãi, bề bộn trên sàn nhà. Bà ngồi bệt xuống đất hết móc túi này đến túi nọ, vẻ mặt lo lắng. Một nhân viên an ninh phi trường thấy tôi cũng là người Á Đông, ngỏ ý muốn tôi lên giúp bà cụ. Nhân viên quầy vé cho biết bà có vé máy bay, một visa nhập cảnh Việt Nam nhưng không có passport hay thẻ xanh. Tôi giúp bà moi từ đống giấy tờ ra chỉ thấy một cái hộ chiếu của Việt Nam cấp cách đây mười mấy năm khi bà đến Mỹ đã hết hạn và một cái ID của bà do tiểu bang Florida cấp. Bà mới từ Florida đến phi trường Los mấy giờ trước đây một mình và trình giấy tờ để lên máy bay đi Việt Nam. 
Cuối cùng, bà cũng lên được máy bay, nhưng bà sẽ không bao giờ có thể trở lại Florida nữa vì trong tay bà không có passport của Hoa Kỳ, không thẻ xanh, không “entry permit”. Đây là trường hợp một bà mẹ già, quê mùa bị con cái “mời khéo” về Việt Nam. Tội nghiệp cho bà đã ngồi trên máy bay năm sáu tiếng đồng hồ để đến phi trường LAX, sắp tiếp tục chặng đường về Việt Nam nhưng không biết là mình không thể trở lại Mỹ vì lòng bất nhân của con cái. Hình ảnh bà già này cứ ám ảnh tôi mãi. Bà vụng về, quê mùa, có lẽ cũng chẳng giúp ích được gì cho con cái mà chỉ thêm gánh nặng. Thôi để cho bà đi, khi biết mình không trở lại Mỹ được thì chuyện đã rồi. Tuổi bà có nằm lại trên quê hương cũng phải, sống chẳng giúp ích gì được cho ai, chết ở đây bao nhiêu thứ tốn kém.
 Hai vợ chồng sang Mỹ từ hai mươi năm nay, đi làm nuôi con, mua được căn nhà đã pay off. Khi các con đã có gia đình ra riêng thì ít năm sau ông cụ cũng qua đời. Thấy mẹ hiu quạnh trong một căn nhà khá lớn, mà giá nhà đang lên, các con bàn với mẹ bán nhà đi rồi về ở với các con. Bà mẹ bán nhà, thương con chia đều cho mỗi đứa một ít, còn dăm nghìn dắt lưng, rồi về ở với con. Bà không biết lái xe, không biết chữ nghĩa, cũng không biết trông cháu làm home work, nên cha mẹ chúng phải nhờ người đưa đón. Bà thích nấu ăn, gói bánh, kho cá, nhưng sợ nhà hôi hám, con cái không cho. Lúc đầu thì chẳng sao, lâu dần mẹ thành gánh nặng. Buổi chiều, đứa con gái xô cửa trở về nhà, thấy mẹ đang gồi xem TV, nó hất hàm hỏi: -“Có hiểu gì không mà thấy má ngồi coi suốt ngày vậy?” Có lúc chuông điện thoại reo, đứa con nhấc máy, bên kia không biết ai hỏi gì, trước mặt bà già, nó trả lời nhát gừng:-“Bả đi khỏi rồi!” 
 Một bà mẹ khác, ở chung nhà với một đứa con nhưng nhờ một đứa con khác đưa đi bác sĩ. Xong việc, nó đưa mẹ về rồi lẹ lẹ dọt xe đi làm. Bà già vào tới cửa, móc túi mãi không tìm ra cái chìa khóa nhà. Bà không có chìa khóa, không cell phone, cũng không có tiếng Anh, sợ sệt không dám gõ cửa hàng xóm. Bà ngồi đó, trên bục cửa cho tới chiều, khi đứa con ở chung nhà đi làm về, thì bà đã kiệt sức vì khô nước, phân và nước tiểu đầy mình. 
Đời xưa, người ta kể chuyện trong một gia đình, có hai vợ chồngï đối xử với ông cha già đã run rẩy của mình tệ bạc, cho cha ăn trong cái “mủng dừa”. Một hôm hai vợ chồng đi làm về thấy đứa con nhỏ của mình đang hì hục đẽo một cái gáo như thế, được cha mẹ hỏi, nó “thành thật khai báo” rằng “để dành cho cha mẹ lúc về già”.

Đâu phải ai nuôi con cũng nghĩ tới lòng cha mẹ, cũng như nhớ chuyện “trồng đậu có đậu, trồng dưa có dưa”./.

Thứ Tư, 24 tháng 11, 2010

CHIẾT TỰ

Một anh Phật tử sau một tai nạn dập nát thân thể đã được ghép lại chiếc chân mới lấy từ di hài của một người hiến xác.
Không bị tàn tật, anh mừng lắm, nhưng đêm đêm nhìn lại cái chân ngoại lai kia, anh cứ rùng mình và nghĩ đến người nằm dưới mộ.
Một ngày, nhắm chịu không thấu, anh chạy lên chùa thăm sư phụ là một thiền sư và kể lại nỗi sợ của mình.
Vị hoà thượng nhìn anh rồi mỉm cười:
  - Con thấy sợ cái chân đó vì cho rằng nó không phải là của con, nhưng thử hỏi, cái-chân-xưa-giờ-theo-con-từ-bé có đúng là của con không ?
Truyện kể rằng anh Phật tử từ đó ngủ ngon, hết sợ.
Và tôi từ lúc biết được câu chuyện này cũng thấy mình ít nhiều an lạc hơn xưa.
Tôi đã hiểu chữ CỦA một cách chu đáo hơn, thấm thía hơn.
Rồi cũng từ đó, tôi nghiệm ra một điều rằng ở đời nhiều lúc chỉ một chữ thôi cũng là một trời suy tư.
Chiều nay, một người Phật tử gửi tôi cái link để đọc bài viết của một người trẻ chẳng biết trong hay ngoài nước.
Họ nói thích bài đó, khen hay và giới thiệu cho tôi. Tựa đề bài viết đó là Tình Lỡ. Thiệt lạ, đọc hết bài, nhưng tôi không hiểu gì hết.
Lòng tôi đã bị cái tựa đề Tình Lỡ kia níu kéo ngay từ phút đầu. Nói chính xác, tôi đã bàng hoàng, ngẩn ngơ chỉ vì một chữ LỠ kia thôi.
Nào phải chỉ có tình mới lỡ.
Có gì trên đời này lại không bị lỡ chứ.
Nhìn quanh ta, rồi thì cả thế giới, hình như chẳng gì là trọn vẹn hết.
Này nhé, có ai trên đời này dám nhận đời mình là viên mãn đâu.
Cả một quốc gia cũng thế.
Nhiều kẻ giàu mà không sang, bởi họ chỉ phú mà không quý.
Tiền bạc rủng rỉnh mà kiểu xài tiền thì ngửi không vô, đó là giàu mà không sang, phú nhưng chưa quý.
Nhìn xa một chút, nước Tàu bây giờ có biết bao tỷ phú, nhưng ở một xã hội nghèo nàn nhân văn sau mấy chục năm
Cộng Sản thì khó mà kiếm ra một người thật sự phú quý.
Dám bỏ cả triệu Mỹ kim mua một con chó ngao Tây Tạng về cung phụng như đấng sinh thành,
nhưng đố họ dám bỏ ra một phần trăm số tiền đó để làm từ thiện.
Đáng ngại là ở Việt Nam bây giờ cũng có rất nhiều kẻ chỉ phú mà không quý như thế.
Tôi muốn gọi đó là một trường hợp Lỡ: Lỡ làng, dở dang…
 Rồi đến chữ An Lạc.
Biết bao người trên đời này ngó ngon lành vậy, nhưng thiệt ra họ chỉ được An (yên) mà chắc gì được Lạc.
Nhà cửa ổn định, thu nhập ổn định, sức khỏe ổn định, kể cả gia đạo cũng ổn định, nhưng liệu lòng họ có được vui không.
Tôi từng nói rồi, nhiều khi có chuyện để lo toan còn dễ sống hơn là những ngày tháng nhàn cư vô vị, không đắng không ngọt.
Viết đến đây tôi chợt nhớ đến mấy bài báo online gần đây nói về làn sóng thực phẩm độc hại của Trung Quốc và
Việt Nam đang được xuất khẩu tứ tung thì càng thấm thía chữ Lỡ này.
Nhiều món trong đó là thứ khoái khẩu của người mình, nhưng ngon mà chẳng lành.
Không phải món nào ngon thì cũng lành.
Cũng như nhiều người tuy dễ thương mà cũng đáng sợ vậy.
Hai chữ ngon lành từ đó không phải dễ dùng.
Ngay đến một chữ rất phổ biến như Phúc Đức cũng khó mà tìm được chỗ dùng.
Nhiều kẻ đời nay chỉ có phúc mà không có đức.
Người học A-Tỳ-Đàm thường thích nói chặt chẽ nên khó chấp nhận điều tôi đang viết.
Một cách nôm na, tôi hiểu Đức ở đây là những đức tánh hàm dưỡng nhân cách của mình.
Một người tiện tay làm một hai chuyện giúp đỡ kẻ khác không sánh được một người thường ngày làm gì cũng biết nghĩ về kẻ khác.
Phúc thì ai cũng làm được, nhưng Đức thì phải là kẻ có tâm cơ.
Tôi không nhớ là Lão Tử hay Trang Tử đã có câu nói này:
Người thời nay quyền cao tước trọng đến mấy cũng chỉ là hàng quý nhân chứ không phải bậc  đại nhân  như thời trước.
  Cứ theo kiểu chẻ chữ (chiết tự) đó mà nói thì ta có bao điều thú vị để mà suy gẫm.
Như thánh nhân chỉ có Đau mà không Khổ, phàm phu nhiều khi Thông nhưng chưa chắc đã Minh,
Giải nhưng chưa chắc đã Thoát, Tình không hẳn là đi với Yêu, tôi còn muốn nói là Sung chưa chắc đã Sướng, nhưng thôi !
Chẻ chừng đó cũng đủ mỏi tay mòn búa rồi, chỉ mong người đời nhớ được bài học Chính Danh
của thầy Khổng để mà sống trọn vẹn ngoài đời, trong đạo. Thế còn gì hơn được nữa. Mong thay 
Toại-Anh
 Sưu tầm : PB

Thứ Ba, 23 tháng 11, 2010

SỐNG

SỐNG !
Sống không giận hờn không oán trách
Sống mỉm cười với thử thách chông gai
Sống vươn lên theo kịp ánh ban mai
Sống an hòa với những người chung sống
Sống là động nhưng lòng luôn bất động
Sống là thương nhưng lòng chẳng vấn vương
Sống hiên ngang danh lợi xem thường
Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến
Ðừng & Ðừng 
 Ðừng để nhìn thấy 1 nụ cười rồi mới cười lại.
Ðừng đợi đến khi được yêu thương mới yêu thương lại.
Ðừng đợi đến khi cô đơn mới nhận ra giá trị của tin nhắn.
Ðừng đợi đến khi có 1 công việc thật vừa ý rồi mới bắt đầu làm.
Ðừng để có thật nhiều rồi mới chia sẻ đôi chút.
Ðừng để đến khi làm người khác buồn rồi mới xin lỗi.
Ðừng hạ thấp giá trị của mình bằng cách so sánh bản thân mình với người khác. Mỗi chúng ta là một con người khác nhau và đều có những giá trị khác nhau. 
Ðừng mãi mê theo đuổi những mục tiêu mà người khác cho là quan trọng, vì chỉ có bạn mới hiểu rõ những mục tiêu nào là tốt cho mình. Ðừng ngại học hỏi. Kiến thức là một tài sản vô hình và sẽ là hành trang vô giá theo bạn suốt cuộc đời. Ðừng ngại mạo hiểm để làm những điều tốt. Ít nhất bạn cũng học được cách sống dũng cảm với những lần mạo hiểm. 
Ðừng nên phí phạm thời gian hoặc những lời nói thiếu suy nghĩ. Cả hai thứ ấy một khi đã qua đi hay thốt ra thì không thể nào bắt lại được. Đừng để cuộc sống đi qua mắt bạn chỉ vì bạn đang sống trong quá khứ hay tương lai. bằng cách sống cuộc sống của mình ngày hôm nay, vào lúc này, bạn đang sống tất cả mọi ngày trong cuộc đời.Đừng quên hy vọng, sự hy vọng cho bạn sức mạnh để tồn tại ngay khi bạn đang bị bỏ rơi. Đừng đánh mất niềm tin vào bản thân mình, chỉ cần tin là mình có thể làm được và bạn lại có lý do để cố gắng thực hiện điều đó. Đừng lấy của cải vật chất để đo lường thành công hay thất bại, chính tâm hồn của mỗi con người mới xác định được mức độ "giàu có" trong cuộc sống của mình.
 Đừng để những khó khăn đánh gục bạn, hãy kiên nhẫn rồi bạn sẽ vượt qua. Đừng do dự khi đón nhận sự giúp đỡ, tất cả chúng ta đều cần được giúp đỡ ở bất kỳ khoảng thời gian nào trong cuộc đời. Đừng chạy trốn mà hãy tìm đến tình yêu, đó là niềm hạnh phúc nhất của bạn.Đừng chờ đợi những gì bạn muốn mà hãy đi tìm kiếm chúng. Đừng từ chối nếu bạn vẫn còn cái để cho. Đừng ngần ngại thừa nhận rằng bạn chưa hoàn hảo. Đừng e dè đối mặt thử thách. Chỉ khi thử sức mình, bạn mới học được can đảm. Đừng đóng cửa trái tim và ngăn cản tình yêu đến chỉ vì bạn nghĩ không thể nào tìm ra nó. Cách nhanh nhất để nhận tình yêu là cho, cách mau lẹ để mất tình yêu là giữ nó quá chặt, cách tốt nhất để giữ gìn tình yêu là cho nó đôi cánh tự do.Đừng đi qua cuộc sống quá nhanh đến nỗi bạn quên mất mình đang ở đâu và thậm chí quên mình đang đi đâu. Đừng quên nhu cầu cảm xúc cao nhất của một người là cảm thấy được tôn trọng.
Đừng ngại học hỏi. Kiến thức là vô bờ, là một kho báu mà ta luôn có thể mang theo dễ dàng. Đừng sử dụng thời gian hay ngôn từ bất cẩn. Cả hai thứ đó đều không thể lấy lại. Đừng bao giờ cho là bạn đã thất bại khi những kế hoạch và giấc mơ của bạn đã sụp đổ, vì biết được thêm một điều mới mẻ thì đó là lúc bạn tiến bộ rồi.Đừng quên mỉm cười trong cuộc sống. Đừng quên tìm cho mình một người bạn thực sự, bởi bạn bè chính là điều cần thiết trong suốt cuộc đời.
Và cuối cùng 
đừng quên ơn những người đã cho bạn cuộc sống hôm nay với tất cả những gì bạn cần. Bởi vì con cháu đời sau của bạn sẽ xem bạn như tấm gương của chúng.

Cuộc sống không phải là một cuộc chạy đua, nó là một cuộc hành trình mà bạn có thể tận hưởng từng bước khám phá...
 Hãy cho đi rồi bạn sẽ nhận được thật nhiều.
Sưu tầm : PB
Ảnh trong bài : Vũng Tàu ngày nay






10 ĐIỀU LÃNG PHÍ TRONG CUỘC ĐỜI

Trong hành trình tạo dựng một cuộc đời có ý nghĩa, nếu bạn lỡ coi thường một trong 10 điều thiết yếu dưới đây, coi như bạn đã tự đánh mất một phần nhựa sống của chính mình.
Sức khoẻ: Lúc còn trẻ, người ta thường ỷ lại vào sức sống tràn trề đang có. Họ làm việc như điên, vui chơi thâu đêm, ăn uống không điều độ.... Cứ như thế, cơ thể mệt mỏi và lão hoá nhanh. Khi về già, cố níu kéo sức khoẻ thì đã muộn.
Thời gian: Mỗi thời khắc "vàng ngọc" qua đi là không bao giờ lấy lại được. Vậy mà không hiếm kẻ ném 8 giờ làm việc qua cửa sổ. Mỗi ngày, hãy nhìn lại xem mình đã làm được điều gì. Nếu câu trả lời là "không", hãy xem lại quỹ thời gian của bạn nhé.
Tiền bạc: Nhiều người hễ có tiền là mua sắm, tiêu xài hoang phí trong phút chốc. Đến khi cần một số tiền nhỏ, họ cũng phải đi vay mượn. Những ai không biết tiết kiệm tiền bạc, sẽ không bao giờ sở hữu được một gia tài lớn.
Tuổi trẻ: Là quãng thời gian mà con người có nhiều sức khoẻ và trí tuệ để làm những điều lớn lao. Vậy mà có người đã quên mất điều này. "Trẻ ăn chơi, già hối hận" là lời khuyên dành cho những ai phí hoài tuổi thanh xuân cho những trò vô bổ.
Không đọc sách: Sách truyền bá văn minh. Không có sách, lịch sử im lặng, văn chương câm điếc, khoa học tê liệt, tư tưởng và suy xét ứ đọng. Từ sách, bạn có thể khám phá biết bao điều kỳ thú trên khắp thế giới. Thật phí nửa cuộc đời cho nhưng ai chưa bao giờ biết đọc sách là gì.
Cơ hội: Là điều không dễ dàng đến với chúng ta trong đời. Một cơ may có thể biến bạn thành giám đốc thành đạt hay một tỷ phú lắm tiền. Nếu thờ ơ để vận may vụt khỏi tầm tay, bạn khó có thể tiến về phía trước.
Nhan sắc: Là vũ khí lợi hại nhất của phụ nữ. Có nhan sắc, bạn sẽ tự tin và chiếm được nhiều ưu thế hơn so với người khác. Tuy nhiên, "tuổi thọ" của nhan sắc có hạn. Thật hoang phí khi để sắc đẹp xuống dốc. Hãy chăm sóc mình ngay từ bây giờ.
Sống độc thân: Nhiều người ngày nay theo trào lưu "chủ nghĩa độc thân". Thực tế là khi sống một mình, bạn rất cô đơn và dễ cảm thấy thiếu vắng vòng tay yêu thương của chồng/vợ và con cái. Bận bịu gia đình chính là một niềm vui. Sống độc thân, bạn đã lãng phí tình cảm đẹp đẽ ấy.
Không đi du lịch: Một vĩ nhân đã từng nói: "Khi đi du lịch về, con người ta lớn thêm và chắc chắn một điều là trái đất phải nhỏ lại". Vì thế, nếu cho rằng đi du lịch chỉ làm hoang phí thời gian và tiền bạc, bạn hãy nghĩ lại nhé.
Không học tập: Một người luôn biết trau dồi kiến thức sẽ dễ thành công hơn người chỉ biết tự mãn với những gì mình biết. Nếu không học hành, bạn đang lãng phí bộ óc đấy.
Sưu tầm : Connie
Ảnh trong bài : Vũng Tàu ngày nay