CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐẾN VỚI " CHUNG MỘT MÁI TRƯỜNG" CHÚC CÁC BẠN MẠNH KHỎE,VUI VẺ VÀ HẠNH PHÚC.

Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

HỌP MẶT CỰU HỌC SINH BC LÝ THƯỜNG KIỆT NK 65-69

 Sáng hôm nay (26/11) nhận được lời mời họp mặt từ các anh chị cựu học sinh Bán Công Lý Thường Kiệt NK 1965-1969 tại quán Cà phê Thiên Đường
 Đại diện cho cựu học sinh bán công Lý Thường Kiệt NK 1967-1971 gồm có Lương Hữu Phước và Trần Thị Yến






 Buổi họp mặt diễn ra rất thân tình và đầm ấm
Các CHS BC Lý Thường Kiệt niên khóa 1965-1969
Cáo lỗi:Chưa nhận được thông tin về Họ và Tên các anh chị,sẽ bổ sung trong vài ngày tới.

Hình ảnh : Lương Hữu Phước
( ảnh nhận qua Facebook )










Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014

CHÚC MỪNG SINH NHẬT ĐỖ CAO HIỀN

Tên Hiền mà rỏ ràng là...hiền thiệt ! Trầm lặng,ít nói nhưng sâu sắc,đối với Blog CHUNG MỘT MÁI TRƯỜNG,Cao Hiền có một vị trí thật "cao" về việc cung cấp tư liệu rất quý về hình ảnh các bạn trong thời kỳ chúng ta còn chung một mái trường.
Ngày hôm nay Sinh Nhật của bạn Đỗ Cao Hiền,thay mặt toàn thể anh chị em trong Blog CHUNG MỘT MÁI TRƯỜNG chân thành chúc bạn : KHỎE hơn trong sức khỏe hiện có,HẠNH PHÚC hơn trong sự hạnh phúc hiện hữu,được gia đình YÊU thương,bạn bè QUÝ mến nhiều hơn hiện tại.
MỘT SỐ ẢNH QUÝ DO BẠN ĐỔ CAO HIỀN CUNG CẤP

 Đỗ Cao Hiền ( bìa phải )




Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

QUÝ VỊ THẦY CÔ CỦA TÔI

Trong ngày NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11,học trò viết những bài văn cảm tạ công ơn giáo dục của Thầy Cô đã là một điều đáng quý.Hôm nay chúng ta được đọc một bài viết của Thầy Lâm Khương Nhàn cảm tạ Thầy Cô của mình thì thật là một điều đáng trân trọng.
Thầy Lâm Khương Nhàn
Hàng năm, đến ngày 20-11, ngày Nhà Giáo Việt Nam, như thông lệ, các học trò thường kéo nhau đến nhà Thầy Cô giáo của mình để thăm viếng và tỏ lòng biết ơn công lao giáo dưởng của quý Thầy Cô. Năm nay (2014), ngày Nhà giáo Việt Nam, tôi- LK Nhàn, cựu Thầy Giáo, phá lệ- ghé viếng thăm “ nhà” của các em cụ-học-trò của tôi đây. Tuổi cao, chân yếu, nên khởi hành sơm-sớm một chút  cho kịp chuyến hành trình dự định 4 nơi : ngôi nhà tri-thiên-mệnh,  túp lều khúc-nghêu-ngao, chung-một-mái-trường và tiện thể ghé qua thăm viếng ngôi nhà bé bé xinh xinh nhớ-để-yêu-thương.
Quà cáp thì chẳng có tiền mua, xin gửi các em món quà “ văn nghệ” nầy vậy: chuyện kể về quý vị Thẩy Cô của tôi…hồi nửa thế kỷ trước. Riêng phần quà cho túp-lều-nghêu-ngao có nhiều hơn một chút, đó là bài văn Cẩn-điếu Phan-ân-sư (Thầy Phan Văn Dật, thầy của tôi).

QUÝ VỊ THẦY CÔ CỦA TÔI
Đây Viện Hán Học, đây cửa Khổng sân Trình.
Ngàn dặm xa xôi anh em sĩ tử miền Nam chúng tôi hội tụ về đây tu chí lập thân. Mà chẳng sai chút nào đâu; nơi đây, chúng tôi được  các bậc hiền sĩ ( đúng nghĩa ), uyên thâm tinh túy cỗ học phương Đông thật hiếm hoi còn sót lại từ thời phong kiến khoa bảng. Các cụ Hàng Ngại, cụ La Bột, Cha Thích…áo dài khăn đóng uy nghi mỗi khi đứng lớp. Bút lông thịnh hành ngày nào thời khoa cử, mà chỉ còn thấy lởn-vỡn trong các câu lạc bộ thư pháp hay trong lăng miếu, đường phố những ngày Tến nhứt đầu năm…Thì nơi nầy, Viện Hán Học- thầy trò chúng tôi ngày ngày nắn nót, chăm chỉ từng đường nét , dấu chấm phá sao cho chữ thánh hiền, lời triết nhân  đan xen bộc bạch thật tròn vẹn ý nghĩa.
Sinh viên chúng tôi cũng được giồi trau kiến thức thật sâu về triết học, về lịch sử đông tây kim cỗ …mà cũng nắm bắt vững vàng ngoại ngữ Anh Pháp.
*NH 01-Quý Thầy giảng dạy tại Viện Hán Học Huế. Ảnh chụp năm 1962
Viết đến đây, tôi chạnh lòng nhớ đến quý Thầy của tôi.
Từ khi gửi áo thư sinh lại trường ( Viện Hán Học), năm 1965 tôi về dạy học tại Phước Tuy ( Bà Rịa), rồi Vũng Tàu…đã 50 năm . Suốt thời gian ấy, trong cương vị người Thầy, quanh tôi là bằng hữu, là học trò. Thầy theo cái nghĩa “ tam-nhân-đồng-hành…” thì tất có nhiều rồi, còn thực sự thầy-dạy-học-tôi thì không có!.
Trong cái bộn bề lo toan cuộc sống của thời khi còn là trụ cột gia đình về kinh tế, thời gian và tâm trí nào còn đâu để  mong tìm về thăm thầy cũ.Bây giờ đây, đã thực sự được quẳng-gánh-lo-đi rồi, tôi ( và các bạn, các anh chị cũng vậy thôi ) mới nghe nhớ, nghe thương, nghe thiếu lắm, lỗi lắm phận làm trò của mình, đối với các vị thầy khả kính của đời ta.
Chưa bắt liên lạc được với các anh chị cựu sinh viên viện Hán Học Huế, mãi đến năm 2012 tôi mới dự được lần họp-bạn-đồng-môn đầu tiên tại Mỹ-Tho, do anh Ngô Văn Tiên K2 và Phạm Văn Minh K2 gửi thư mời. Rồi tiếp đó là ở nhà chị Sương K2 ( Bình Dương- 2013), Vũng Tàu (12-2013)…Từ đó đến nay, tôi biết được nhiều hơn, “thấy” được nhiều hơn về gia đình Viện Hán Học Huế chúng ta…trên trang blog vhp.Havu. Tin Thầy, tin bạn kẻ mất người còn, già đau bệnh yếu…thương-nhớ quá đi thôi. Cám ơn chị Hồng Phi (K2), tuổi cao mà chí thì còn cao hơn, lập ra trang blog Havu, coi như sân vườn nhà, anh chị em gia đình Hán Học chúng ta có nơi mà hội tụ, hàn huyên vung vít, dù kẻ chân trời người góc biển. Thầy cô chúng ta đó, thầy Võ Như Nguyện- tuổi tròn trăm mà complet veston hẳn hoi; cô vẫn sang trọng với chiếc áo dài truyền thống, đài-các quý phái như thuở nào cung cách của một mệnh phụ phu nhân. Bên trời Mỹ xa xôi lắm lắm, có mấy trò được cơ hội viếng thăm, dù có điều kiện về kinh tế, nhưng tuổi đã vào hàng bảy, hàng 8 hết rồi Thầy ơi, mong thầy hiểu cho tấm lòng của chúng con, những nhà giáo hậu duệ truyền nhân của Thầy. Chúng con kính lời thăm Thầy Cô ạ!.
* Ảnh 02-Thầy(+Cô) Võ Như Nguyện, năm 2000 tại Mỹ(thầy 85 tuổi).
Chuyện kể về Thầy, hồi ức nhắc về Thầy nhiều nhiều lắm. Các anh, các chị những khóa trên có bài viết chi tiết, cụ thể, rõ ràng về Thầy Võ Như Nguyện ngày xưa ở Viện Hán Học. Thầy không chỉ là bậc tôn sư uyên bác khả kính, Thầy còn là vị Giám Đốc một thời, dốc tâm dốc sức gầy dựng và phát triển Viện, với ước vọng duy trì và phát uy tinh hoa cổ học, văn hóa Đông phương thâm thúy, nhân bản…mà nếp sống của mọi con người tốt( tự nhận hoặc được nhìn nhận ) trên trái đất nầy gần như tự cảm thụ và hành xử theo ( như một “ đạo” vậy mà ). Thầy còn như là người cha, thầy coi đám sinh viên như con cái trong nhà, thầy quan tâm thương mến, giúp đở thiết thực theo từng trường hợp: đứa cần cái ăn, đứa không chỗ ở…thầy đều biết và thu xếp hỗ trợ kịp thời. Thậm chí, đám sinh  viên miền Nam chúng tôi hàng mấy chục, Thầy nhớ tên gần hết và nhiều lần thầy kêu về nhà dùng buổi cơm chung với gia đình Thầy -“ …cho mấy con đỡ nhớ nhà…!”.Chúng con biết ơn Thầy nhiều lắm lắm Thầy ơi.
* Ảnh 03- Thầy Võ Như Nguyện năm 2013 tại Mỹ ( 99 tuổi ta )
 Bài viết của bạn Nguyện Đăng Vận, cùng K4 với tôi, kể thật chi tiết về tất cả các thầy, các hồi ức trường lớp, bạn bè thật quá xá đủ rồi .Gần như ký ức của bạn Đăng Vận đã bao trùm toàn bộ nội dung, những vụ việc diễn ra không những với riêng tôi, mà với tất cả các bạn đồng lớp K4 chúng ta một thời rồi vậy ( xem tại blog vhp.havu ……… …).
Vài chi tiết trong bài viết đó, tôi tâm đắc quá nên mạn phép bạn Vận, tôi kễ lại ra đây để cùng nhớ, Vận nhe. Một là hình ảnh Thầy Nguyện bệ vệ ở văn phòng giám đốc, khác hẳn Thầy-Nguyện-Ông-đồ mỗi khi có giờ, vào lớp dạy chúng ta môn tập viết bút lông. Hình ảnh thầy Nguyện thân thiện quá, xuống đến từng bàn, khom người, cầm tay chấp bút chỉ vẽ cho trò nầy trò nọ đường ngang, dấu chấm, đá móc…Thầy dạy chúng ta tập tễnh đồ-chữ-nho! Hiện nay ( 2014 ) Thầy Cô vẫn khỏe manh và đang định cư ở nước ngoài          ( Mỹ ). Hồi Tết năm 2013, tuổi đã 99 ( Thầy sinh năm 1915 ), Thầy vẫn còn gửi thư chúc Tết các môn sinh của Thầy…
Hai là Cô Trang, giáo sư Pháp văn. Bạn Vận dùng chữ “ nhiếc mắng-nặng-lời”…đúng quá đi thôi. Cô Trang  trẻ đẹp, sang trọng, thời trang rất model, đi dạy bằng ô tô riêng…và là giáo sư nữ duy nhất của viện Hán Học nữa. Những cái thật-riêng đó tạo nên một hình tượng cũng rất-riêng khó quên về cô Trang trong mỗi mỗi sinh viên viện Hán Học, chứ không riêng ở K4 chúng ta, phải vậy không Vận?. Phong Cách rất Tây, nhanh nhẫu từ đi đứng cho đến ngôn từ, nên chi các cụ đồ-già ( quý Thầy), các cụ đồ-non (các sinh viên) đều không quen-mắt, thấy gai-gai sao ấy. Trong số “ bị-nhột-mắt-nhất ”  chắc là bạn Vận mình, nên chi các “ từ” mà bạn dùng để hồi tưởng về Cô-giáo-của-mình có hơi “ bốc” quá không (… “ Cô coi chúng tôi như rơm rác…”), chứ theo tôi, phong cách Cô Trang mới và lạ lẫm quá nơi cửa-Khổng-sân-Trình ( Viện Hán Học ) vốn lề-mề-nho-nhã mà thôi, trong thâm tâm  “ đa-phần” đều nể phục lắm ( Cô Trang đỗ đạc bên Tây về mà ).
Cám ơn Vận nhắc nhớ cho tôi về các Thầy, về các môn học- dù còn dở dang, cũng đã tròn 3 năm giồi mài nơi ấy. Môn Hán Văn những đến 12 giờ một tuần ( học đọc, học viết,
văn thơ Trung Hoa kim cỗ…). Môn Việt Văn cũng những  6 giờ ( rất chuyên sâu văn học Việt Nam qua các thời đại). Môn Triết , môn Lịch sử, môn Địa lý ( cả đông-tây-kim-cỗ)...
Mỗi mỗi Thầy trong hồi tưởng của tôi đều là các vị trí thức, học giả uyên thâm khả kính Dù là các thầy trẻ  như Thầy Nguyễn Văn Trọng, Thầy Nguyễn Văn Dương, Thầy Nguyễn Hữu Châu Phan…đúng là hình mẫu của bậc trí thức cao cấp đương thời. Các vị Thầy nầy luôn complet cravat , giày da bóng lộn…cùng chiếc cập-táp to dùng trĩu nặng một kho tàng tri thức bên trong, luôn sẵn sàng sẻ chia, truyền thụ cho bọn sinh viên chúng tôi. Nghe nói, các vị nầy đều là xuất thân từ các danh gia vọng tộc quyền quí của xứ kinh kỳ. Không nhờ ô-dù, mà chính tài năng học vị xuất sắc của các Thầy nên đã được điều về dạy các trường thuộc Viên Đại học Huế nầy đó.
Ấn tượng tiếp theo là Thầy Phan Văn Dật, dạy môn Việt Văn. Tôi ngưởng mộ Thầy từ dáng người thanh tú cao cao, từ những lời rao giảng truyền cảm và khối kiến thức văn chương chữ nghĩa của Thầy. Cái lịch lãm tế nhị, trao chuốt một cách thành thục tự nhiên của Thầy, ai có  một lần đối chứng ắt hẵn nhớ phục hoài thôi. Kho sách riêng của Thầy tại nhà còn nhiều và quý hơn thư viện quốc gia ở Huế thời đó ( thập niên 60). Nhiều công trình nghiên cứu, nhiều tác phẩm thi văn của thầy đã xuất bản, được nhiều người biết đến.
*Ảnh 04-Thầy Phan Văn Dật và các nữ môn sinh Viện Hán Học Huế…1963.
Gió tung tà áo ghì không kịp,
Bẻn lẽn nhìn quanh mặt đỏ gay!
Đã có ghi bên trên rồi, nhưng tôi cố tình nhẩm đọc lại, vì đó là 2 câu thơ của Thầy, tôi tâm đắc nhất. Cái uyên thâm của thầy qua kho sách vở, cái thanh tú của Thầy qua vóc dáng  và tích cách lịch lãm, cái lãng mạn của Thầy …qua 2 câu thơ nầy vậy .
Thầy tôi thì nhiều vị lắm, vị nào cũng khả kính, khó quên. Nhưng nếu phải ngồi viết một bài văn với tựa đề Thầy-tôi, chắc tôi chọn ngay Thầy Phan Văn Dật!( có thể cũng do
thiên kiến,…vì nối tiếp Thầy, tôi cũng là Thầy-Giáo-Văn ).
Còn các vị Thầy dạy Hán văn, chúng tôi thường gọi là “Cụ”…Mà là Cụ đúng nghĩa vậy    ( ngoài Thầy Võ Như Nguyện). Các cụ Nguyễn Duy Bột, cụ Hà Ngai, cụ La Hoài, cụ Châu Văn Liệu…khi chúng tôi nhập môn Viện Hán Học Huế (1962) các cụ đều trên lục tuần, và các cụ lên lớp luôn áo áo dài khăn đóng…Đúng như  hình ảnh  cụ Đồ Vũ-Đình-Liên, mà chúng ta ai cũng biết qua bài mỗi-năm-hoa-đào-nở…
Và nói đến chữ Hán, các trường, nhất là đại học văn khoa, dù ở Huế hay Sài Gòn (trong giới Hướng Đạo nữa ), thập niên 60 của thế kỷ trước, giới sinh viên và giáo sư ai cũng biết đến tên gọi thân thương: Cha Thích. Cha là Linh Mục, nên chi cũng áo dài đen giống như các Cụ-Thầy của tôi vậy . Cha dạy môn Hán văn. Chữ Tàu cha viết đúng nghĩa rồng- bay-phượng-múa, uyển chuyện, lã lướt mà đẹp vô cùng. Cách dạy học của Cha cũng thật độc đáo. Học trò đều là sinh viên, có anh khóa 1 sinh năm 1930 kìa.    Nhưng tất tất, đã là
học trò của Cha thì phải là em bé, cùng Cha hát hò, cùng Cha vổ tay theo nhịp các bài hát thật hồn nhiên vui tươi như các em bé ở nhà trẻ, mẫu giáo vậy. Những bài hát thân quen, giản dị nào “…cái nhà, là nhà của ta…”,  “ …Xuân du phương thảo địa…”,  “…vui ca lên nào anh em ơi…”…luôn rộn vang, hả hê trong những buổi học cùng Cha.       Với cha
*Ảnh 05- Cha Thích và các sinh viên miền Nam…1963
càng hồn nhiên, càng bình dị…là triết-lý-sống cao thâm nhất, kẻ phàm phu thường nhận thức sai lầm, khó thấu hiểu được.( gần giống như 9 điều …cho người già…của Chu Dung Cơ, cựu thủ tướng Trung Quốc).
Cho đến bây giờ, hàng năm kỷ niệm ngày mất của Cha được tổ chức khắp nơi, thường xuyên nhất là ở thành phố Hồ Chí Minh, do hầu hết các thế hệ học trò của Cha ở mọi vùng đất nước, ở nhiều đoàn thể, ở nhiều trường học ngày xưa, kéo nhau về tham dự, tưởng niệm vị Thầy thật tài hoa, độc đáo, ấn tượng nầy : Cha Thích.
…………………
Hôm nay, cận kề ngày NHÀ GIÁO VIỆT NAM, tôi – giờ cũng là vị cựu giáo già tuổi ngoại thất thập, ghi ra đây đôi dòng gọi là kính tưởng nhớ và lòng tri ân đến quý vị Thầy cô giáo ngày xưa của tôi, của hơn nửa thế kỷ trước…

  Lâm Khương Nhàn,
 Cựu sinh viên K4 Viện Hán Học Huế,
Cựu Giáo chức trường Trung học Vũng Tàu.
Cựu Giáo chức THBC Lý Thường Kiệt VT.

Thứ Hai, 17 tháng 11, 2014

THƯƠNG HIỆU BÁNH MÌ CÔ HƯỜNG

Được thông tin từ Trần Yến về tiệc mừng sinh nhật của Kim Hoa ( Hường bánh mì) mời  tại Gành Hào 2 khiến tôi cứ nôn nao trong bụng, mỗi năm một lần Hường thường mời bạn bè dự mừng sinh nhật,nhẹ nhàng và chủ yếu là tâm sự.Năm nay cũng thế,tôi được mời và trước đó là những buổi sáng, thậm chí đêm làm việc rồi bụng đói nổi cơn thèm”Bánh mì không tên” hay” Bánh mì Cô Hường” ở góc đường Lý Thường Kiệt-Đồ Chiểu Vũng Tàu là thương hiệu khó quên,ngon, hương vị đặc trưng độc đáo bao năm nay,dĩ nhiên sức cạnh tranh cùng các loại bánh mì khác cũng không đơn giản.
Trước đây, tôi cũng đã viết về hàng “Bánh mì Cô Hường” hấp dẫn,có nhiều Fan hâm mộ để mỗi sáng muốn ăn thì phải xếp hàng mua rồi thưởng thức ở quán cà phê,nơi công sở hoặc ở nhà,rồi  bất cứ nơi đâu để thương thức vị thơm lừng của các món thịt, xíu mại, patê,đồ chua… nhét dầy cộm vào giữa ổ bánh mì dòn rụm, ái chà riêng món nước sốt cũng đủ mê hoặc cái lưỡi kén chọn của ai đó.Tài năng chế biến những món để cho vào ổ bánh mì không thể đơn giản như nấu cơm bằng nồi cơm điện mà là sự tài hoa, kinh nghiệm của sự khéo léo mà bạn mình, Kim Hoa ( Hường) thực hiện vào mỗi ngày với áp lực không kém nhọc nhằn.Với tôi, đây là sự cảm phục về tài năng của bạn, sau ngày mẹ mất! Hường vẫn tiếp tục kinh doanh, vẫn nụ cười dễ thương với bạn bè của những lần họp mặt và tôi cũng thấy mình vui  theo bước chân của bạn mỗi lần bước lên cầu thang do bệnh khớp.
Thương hiệu ẩm thực hoặc bất kỳ loại hình nào không phải là một sớm một chiều mà có được, đó là bề dầy công phu, kinh nghiệm và nhất là ngon,phù hợp với khẩu vị nhiều người,được chăm chút  từ người bán chế biến công phu,an toàn vệ sinh thực phẩm mà khi kể ra thì rất cầu kỳ phức tạp…Cứ nhìn thau thịt ướp, ram chín được cắt sẵn,nhìn nồi xíu mại sóng sánh mỡ thơm lừng hay thố paté gan màu sắc bắt mắt  là tôi đủ thán phục, nói chi đến bao nhiêu thứ linh tinh khác,nhắc đến lại thèm mới ác liệt.Hương vị ấy khó có cửa hàng bánh mì nào sánh kịp vì thế mà bánh mì Cô Hường sáng sáng đều đồng hành với bao người ưa thích dù có chờ lâu một chút cũng không bõ công.Vậy đó, trong đám bạn chung một mái trường Thánh Giuse Vũng Tàu ngày nào có nhiều tay bếp nổi tiếng như Như Mạnh,Nam Hoa Tím…chưa kể nhiều bếp tài hoa ít chịu lộ diện như: Ngọc Loan,Kim Hà,Hà thị Sét, Cao Thu …
Trở lại thương hiệu Hường Bánh Mì hay Bánh mì không tên đã khiến người thưởng thức yêu thích tôi nghĩ chẳng có gì lạ lẫm,bởi tôi cũng đã từng đi nhiều nơi và vốn thích bánh mì thịt từ nhỏ nên đến đâu cũng cố tìm đến mua ở một quầy, cửa hiệu nào đó được xem là ngon thì tôi biết chắc: Bánh mì cô Hường Vũng Tàu cũng vào hàng có hạng.Do công việc bận rộn và nhiều lý do khó nói, lâu lâu tôi mới  thưởng thức món bánh mì Cô Hường vào buổi sáng lúc thảnh thơi rồi uống ly cà phê tự pha để thấy đời đáng yêu,thanh thản đến lạ lùng giống hệt như người nước ngoài họ ăn Humberger vậy thôi! Nhưng thực tế là bánh mì do người Pháp du nhập vào VN cái thời đô hộ theo thời gian cách nay hàng trăm năm đã chế biến khá thuần Việt khiến người dùng thích thú.
Thiệt tình bánh mì thịt ở Việt Nam còn là món nổi tiếng được thế giới ưa thích nữa, không tin các bạn cứ vào Google là tìm ra, còn bánh mì cô Hường Vũng Tàu vẫn luôn có lượng thực khách ái mộ, nhóm bạn Chung một mái trường trong đó có tôi mê mẩn là đã hấp dẫn rồi,phải không các bạn? Và đầu óc kinh doanh theo kiểu nghệ sỹ của tôi chỉ mong bánh mì Cô Hường ngày một thêm phát triển,nổi tiếng vượt đại dương đến với bất cứ ai thích món bánh mì đậm đà hương vị đặc trưng do bạn Hường chế biến.Không phải hàng quán cao sang gì, chỉ một góc nhỏ thôi và Kim Hường ngồi với bàn tay thoăn thoắt nhét thịt vào ổ bánh mì dòn tan, chan nước sốt, bỏ dưa chua, ớt, hành ngò gói lại và nụ cười tươi đủ khiến người mua thoải mái.
Bí quyết chế biến các vị thịt, patê, xíu mại là của riêng bạn Hường vì thế mà tôi không bao giờ hỏi, tôi chỉ mong thương hiệu bánh mì cô Hường phát triển dài dài, ngon ơi là ngon cho dân Vũng Tàu và du khách ghiền bánh mì thịt thưởng thức,rất rẻ bạn ạ…ổ bánh mì chưa đến 20.000đ nếu so với các món ăn sáng khác thì với sức ăn của tôi là đủ dinh dưỡng,nếu không ngán bạn có thể ăn suốt mỗi sáng cũng chẳng hề gì đến cân nặng.Nói vậy, chứ ai cũng có khẩu vị riêng do đó tùy vào ý thích mà chọn món ngon sáng cho mình, nhưng tôi bảo đảm rằng vào sớm cuối tuần thảng thơi nào đó, trời dịu mát hoặc mưa lắc rắc mà ăn bánh mì Cô Hường thì độ khoái khẩu sẽ tăng gấp bội là cái chắc,không tin, sau khi đọc xong bài này nếu vào ban đêm, bạn cứ chờ đến sáng hôm sau ra ngay chỗ bán, bạn sẽ được phục vụ tức khắc.
Viết mừng sinh nhật Kim Hường mà tôi lại lan man kể về bánh mì thì đúng là hơi lạc đề, nhưng Hường bánh mì cùng là một thương hiệu.Do đó mến chúc Kim Hường thêm tuổi mới luôn trẻ khỏe, an lành để giữ mãi thương hiệu Bánh Mì Cô Hường Vũng Tàu nhiều người yêu thích chẳng bao giờ thừa, đúng không các bạn?.

PHAN THỊ VINH
Hình ảnh : Lương Hữu Phước

Thứ Tư, 12 tháng 11, 2014

MỪNG SINH NHẬT KIM HOA ( HƯỜNG BÁNH MÌ )

 Một buổi mừng ngày Sinh Nhật do Kim Hoa tổ chức tại Gành Hào 2 làm cho các bạn được mời khá bất ngờ
 Một bất ngờ khác là Kim Hoa còn có nick name thường gọi là Hường Bánh Mì
 Tiệc vui,ấm áp



 Có 3 vị khách mời danh dự tham gia buổi tiệc hôm nay : Ngọc Anh (cựu hs Thánh Giuse),anh Hiệp và anh Lưu Hoa ( cựu hs Lý Thường Kiệt )
 Và dĩ nhiên là có chúng tôi,những người thân thiết với Hường bấy lâu nay
 Cùng chung kỷ niệm
Chúc Hường Bánh Mì trăm sức khỏe,ngàn vui vẻ,bán bánh mì ào ào như chẻ tre !

Hình ảnh và lời bình : Lương Hữu Phước

Thứ Bảy, 1 tháng 11, 2014

TANG LỄ THẦY TRẦN KIM HIỆP : TIỄN ĐƯA

 6 giờ 30 phút ngày 01 tháng 11 năm 2014
 Thầy Nguyễn Văn Hòa (đeo kiếng) cựu Giáo sư Trường BC Lý Thường Kiệt

7 giờ sáng...di quan










 Châu Thái Bình,cựu học sinh niên khóa 67-71


Ngày hôm nay về chốn vĩnh hằng cũng có lắm kẻ đi...







Ngàn thu vĩnh biệt

 Các cựu học sinh Trường BC Lý Thường Kiệt
 cùng với Thầy Nguyễn Văn Hòa ( thứ 3 bên trái sang phải )


Hình ảnh : Lương Hữu Phước
Một số hình ảnh do bạn Trần Thị Yến chụp qua Iphone :