Trong ngày NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11,học trò viết những bài văn cảm tạ công ơn giáo dục của Thầy Cô đã là một điều đáng quý.Hôm nay chúng ta được đọc một bài viết của Thầy Lâm Khương Nhàn cảm tạ Thầy Cô của mình thì thật là một điều đáng trân trọng.
Thầy Lâm Khương Nhàn
Hàng năm, đến ngày 20-11, ngày Nhà Giáo Việt Nam, như thông lệ,
các học trò thường kéo nhau đến nhà Thầy Cô giáo của mình để thăm viếng và tỏ
lòng biết ơn công lao giáo dưởng của quý Thầy Cô. Năm nay (2014), ngày Nhà giáo
Việt Nam, tôi- LK Nhàn, cựu Thầy Giáo, phá lệ- ghé viếng thăm “ nhà” của các em
cụ-học-trò của tôi đây. Tuổi cao, chân yếu, nên khởi hành sơm-sớm một chút cho kịp chuyến hành trình dự định 4 nơi :
ngôi nhà tri-thiên-mệnh, túp lều
khúc-nghêu-ngao, chung-một-mái-trường và tiện thể ghé qua thăm viếng ngôi nhà
bé bé xinh xinh nhớ-để-yêu-thương.
Quà cáp thì chẳng có tiền mua, xin gửi các em món quà “ văn nghệ”
nầy vậy: chuyện kể về quý vị Thẩy Cô của tôi…hồi nửa thế kỷ trước. Riêng phần
quà cho túp-lều-nghêu-ngao có nhiều hơn một chút, đó là bài văn Cẩn-điếu
Phan-ân-sư (Thầy Phan Văn Dật, thầy của tôi).
QUÝ
VỊ THẦY CÔ CỦA TÔI
Đây Viện Hán Học, đây cửa Khổng sân
Trình.
Ngàn dặm xa xôi anh em sĩ tử miền Nam
chúng tôi hội tụ về đây tu chí lập thân. Mà chẳng sai chút nào đâu; nơi đây,
chúng tôi được các bậc hiền sĩ ( đúng
nghĩa ), uyên thâm tinh túy cỗ học phương Đông thật hiếm hoi còn sót lại từ
thời phong kiến khoa bảng. Các cụ Hàng Ngại, cụ La Bột, Cha Thích…áo dài khăn
đóng uy nghi mỗi khi đứng lớp. Bút lông thịnh hành ngày nào thời khoa cử, mà
chỉ còn thấy lởn-vỡn trong các câu lạc bộ thư pháp hay trong lăng miếu, đường
phố những ngày Tến nhứt đầu năm…Thì nơi nầy, Viện Hán Học- thầy trò chúng tôi
ngày ngày nắn nót, chăm chỉ từng đường nét , dấu chấm phá sao cho chữ thánh
hiền, lời triết nhân đan xen bộc bạch
thật tròn vẹn ý nghĩa.
Sinh viên chúng tôi cũng được giồi trau
kiến thức thật sâu về triết học, về lịch sử đông tây kim cỗ …mà cũng nắm bắt
vững vàng ngoại ngữ Anh Pháp.
*ẢNH 01-Quý Thầy giảng dạy tại Viện Hán Học
Huế. Ảnh chụp năm 1962
Viết đến đây, tôi chạnh lòng nhớ đến quý
Thầy của tôi.
Từ khi gửi áo thư sinh lại trường ( Viện
Hán Học), năm 1965 tôi về dạy học tại Phước Tuy ( Bà Rịa), rồi Vũng Tàu…đã 50
năm . Suốt thời gian ấy, trong cương vị người Thầy, quanh tôi là bằng hữu, là
học trò. Thầy theo cái nghĩa “ tam-nhân-đồng-hành…” thì tất có nhiều rồi, còn
thực sự thầy-dạy-học-tôi thì không có!.
Trong cái bộn bề lo toan cuộc sống của
thời khi còn là trụ cột gia đình về kinh tế, thời gian và tâm trí nào còn đâu
để mong tìm về thăm thầy cũ.Bây giờ đây,
đã thực sự được quẳng-gánh-lo-đi rồi, tôi ( và các bạn, các anh chị cũng vậy
thôi ) mới nghe nhớ, nghe thương, nghe thiếu lắm, lỗi lắm phận làm trò của
mình, đối với các vị thầy khả kính của đời ta.
Chưa bắt liên lạc được với các anh chị
cựu sinh viên viện Hán Học Huế, mãi đến năm 2012 tôi mới dự được lần
họp-bạn-đồng-môn đầu tiên tại Mỹ-Tho, do anh Ngô Văn Tiên K2 và Phạm Văn Minh
K2 gửi thư mời. Rồi tiếp đó là ở nhà chị Sương K2 ( Bình Dương- 2013), Vũng Tàu
(12-2013)…Từ đó đến nay, tôi biết được nhiều hơn, “thấy” được nhiều hơn về gia
đình Viện Hán Học Huế chúng ta…trên trang blog vhp.Havu. Tin Thầy, tin bạn kẻ
mất người còn, già đau bệnh yếu…thương-nhớ quá đi thôi. Cám ơn chị Hồng Phi
(K2), tuổi cao mà chí thì còn cao hơn, lập ra trang blog Havu, coi như sân vườn
nhà, anh chị em gia đình Hán Học chúng ta có nơi mà hội tụ, hàn huyên vung vít,
dù kẻ chân trời người góc biển. Thầy cô chúng ta đó, thầy Võ Như Nguyện- tuổi
tròn trăm mà complet veston hẳn hoi; cô vẫn sang trọng với chiếc áo dài truyền
thống, đài-các quý phái như thuở nào cung cách của một mệnh phụ phu nhân. Bên
trời Mỹ xa xôi lắm lắm, có mấy trò được cơ hội viếng thăm, dù có điều kiện về
kinh tế, nhưng tuổi đã vào hàng bảy, hàng 8 hết rồi Thầy ơi, mong thầy hiểu cho
tấm lòng của chúng con, những nhà giáo hậu duệ truyền nhân của Thầy. Chúng con
kính lời thăm Thầy Cô ạ!.
* Ảnh 02-Thầy(+Cô)
Võ Như Nguyện, năm 2000 tại Mỹ(thầy 85 tuổi).
Chuyện kể về Thầy, hồi ức nhắc về Thầy
nhiều nhiều lắm. Các anh, các chị những khóa trên có bài viết chi tiết, cụ thể,
rõ ràng về Thầy Võ Như Nguyện ngày xưa ở Viện Hán Học. Thầy không chỉ là bậc
tôn sư uyên bác khả kính, Thầy còn là vị Giám Đốc một thời, dốc tâm dốc sức gầy
dựng và phát triển Viện, với ước vọng duy trì và phát uy tinh hoa cổ học, văn
hóa Đông phương thâm thúy, nhân bản…mà nếp sống của mọi con người tốt( tự nhận
hoặc được nhìn nhận ) trên trái đất nầy gần như tự cảm thụ và hành xử theo (
như một “ đạo” vậy mà ). Thầy còn như là người cha, thầy coi đám sinh viên như
con cái trong nhà, thầy quan tâm thương mến, giúp đở thiết thực theo từng
trường hợp: đứa cần cái ăn, đứa không chỗ ở…thầy đều biết và thu xếp hỗ trợ kịp
thời. Thậm chí, đám sinh viên miền Nam
chúng tôi hàng mấy chục, Thầy nhớ tên gần hết và nhiều lần thầy kêu về nhà dùng
buổi cơm chung với gia đình Thầy -“ …cho mấy con đỡ nhớ nhà…!”.Chúng con biết
ơn Thầy nhiều lắm lắm Thầy ơi.
*
Ảnh 03- Thầy Võ Như Nguyện năm 2013 tại Mỹ ( 99 tuổi ta )
Bài viết của bạn Nguyện Đăng Vận, cùng
K4 với tôi, kể thật chi tiết về tất cả các thầy, các hồi ức trường lớp, bạn bè
thật quá xá đủ rồi .Gần như ký ức của bạn Đăng Vận đã bao trùm toàn bộ nội
dung, những vụ việc diễn ra không những với riêng tôi, mà với tất cả các bạn
đồng lớp K4 chúng ta một thời rồi vậy ( xem tại blog vhp.havu ……… …).
Vài chi tiết trong bài viết đó, tôi tâm
đắc quá nên mạn phép bạn Vận, tôi kễ lại ra đây để cùng nhớ, Vận nhe. Một là
hình ảnh Thầy Nguyện bệ vệ ở văn phòng giám đốc, khác hẳn Thầy-Nguyện-Ông-đồ
mỗi khi có giờ, vào lớp dạy chúng ta môn tập viết bút lông. Hình ảnh thầy
Nguyện thân thiện quá, xuống đến từng bàn, khom người, cầm tay chấp bút chỉ vẽ
cho trò nầy trò nọ đường ngang, dấu chấm, đá móc…Thầy dạy chúng ta tập tễnh
đồ-chữ-nho! Hiện nay ( 2014 ) Thầy Cô vẫn khỏe manh và đang định cư ở nước
ngoài ( Mỹ ). Hồi Tết năm 2013,
tuổi đã 99 ( Thầy sinh năm 1915 ), Thầy vẫn còn gửi thư chúc Tết các môn sinh
của Thầy…
Hai là Cô Trang, giáo sư Pháp văn. Bạn
Vận dùng chữ “ nhiếc mắng-nặng-lời”…đúng quá đi thôi. Cô Trang trẻ đẹp, sang trọng, thời trang rất model, đi
dạy bằng ô tô riêng…và là giáo sư nữ duy nhất của viện Hán Học nữa. Những cái
thật-riêng đó tạo nên một hình tượng cũng rất-riêng khó quên về cô Trang trong
mỗi mỗi sinh viên viện Hán Học, chứ không riêng ở K4 chúng ta, phải vậy không
Vận?. Phong Cách rất Tây, nhanh nhẫu từ đi đứng cho đến ngôn từ, nên chi các cụ
đồ-già ( quý Thầy), các cụ đồ-non (các sinh viên) đều không quen-mắt, thấy gai-gai
sao ấy. Trong số “ bị-nhột-mắt-nhất ”
chắc là bạn Vận mình, nên chi các “ từ” mà bạn dùng để hồi tưởng về
Cô-giáo-của-mình có hơi “ bốc” quá không (… “ Cô coi chúng tôi như rơm rác…”),
chứ theo tôi, phong cách Cô Trang mới và lạ lẫm quá nơi cửa-Khổng-sân-Trình (
Viện Hán Học ) vốn lề-mề-nho-nhã mà thôi, trong thâm tâm “ đa-phần” đều nể phục lắm ( Cô Trang đỗ đạc
bên Tây về mà ).
Cám ơn Vận nhắc nhớ cho tôi về các Thầy,
về các môn học- dù còn dở dang, cũng đã tròn 3 năm giồi mài nơi ấy. Môn Hán Văn
những đến 12 giờ một tuần ( học đọc, học viết,
văn thơ Trung Hoa kim cỗ…). Môn Việt Văn
cũng những 6 giờ ( rất chuyên sâu văn
học Việt Nam
qua các thời đại). Môn Triết , môn Lịch sử, môn Địa lý ( cả đông-tây-kim-cỗ)...
Mỗi mỗi Thầy trong hồi tưởng của tôi đều
là các vị trí thức, học giả uyên thâm khả kính Dù là các thầy trẻ như Thầy Nguyễn Văn Trọng, Thầy Nguyễn Văn
Dương, Thầy Nguyễn Hữu Châu Phan…đúng là hình mẫu của bậc trí thức cao cấp
đương thời. Các vị Thầy nầy luôn complet cravat , giày da bóng lộn…cùng chiếc
cập-táp to dùng trĩu nặng một kho tàng tri thức bên trong, luôn sẵn sàng sẻ
chia, truyền thụ cho bọn sinh viên chúng tôi. Nghe nói, các vị nầy đều là xuất
thân từ các danh gia vọng tộc quyền quí của xứ kinh kỳ. Không nhờ ô-dù, mà
chính tài năng học vị xuất sắc của các Thầy nên đã được điều về dạy các trường
thuộc Viên Đại học Huế nầy đó.
Ấn tượng tiếp theo là Thầy Phan Văn Dật,
dạy môn Việt Văn. Tôi ngưởng mộ Thầy từ dáng người thanh tú cao cao, từ những
lời rao giảng truyền cảm và khối kiến thức văn chương chữ nghĩa của Thầy. Cái
lịch lãm tế nhị, trao chuốt một cách thành thục tự nhiên của Thầy, ai có một lần đối chứng ắt hẵn nhớ phục hoài thôi.
Kho sách riêng của Thầy tại nhà còn nhiều và quý hơn thư viện quốc gia ở Huế
thời đó ( thập niên 60). Nhiều công trình nghiên cứu, nhiều tác phẩm thi văn
của thầy đã xuất bản, được nhiều người biết đến.
*Ảnh 04-Thầy Phan
Văn Dật và các nữ môn sinh Viện Hán Học Huế…1963.
Gió
tung tà áo ghì không kịp,
Bẻn
lẽn nhìn quanh mặt đỏ gay!
Đã có ghi bên trên rồi, nhưng tôi cố
tình nhẩm đọc lại, vì đó là 2 câu thơ của Thầy, tôi tâm đắc nhất. Cái uyên thâm
của thầy qua kho sách vở, cái thanh tú của Thầy qua vóc dáng và tích cách lịch lãm, cái lãng mạn của Thầy
…qua 2 câu thơ nầy vậy .
Thầy tôi thì nhiều vị lắm, vị nào cũng
khả kính, khó quên. Nhưng nếu phải ngồi viết một bài văn với tựa đề Thầy-tôi,
chắc tôi chọn ngay Thầy Phan Văn Dật!( có thể cũng do
thiên kiến,…vì nối tiếp Thầy, tôi cũng
là Thầy-Giáo-Văn ).
Còn các vị Thầy dạy Hán văn, chúng tôi
thường gọi là “Cụ”…Mà là Cụ đúng nghĩa vậy
( ngoài Thầy Võ Như Nguyện). Các cụ Nguyễn Duy Bột, cụ Hà Ngai, cụ La
Hoài, cụ Châu Văn Liệu…khi chúng tôi nhập môn Viện Hán Học Huế (1962) các cụ
đều trên lục tuần, và các cụ lên lớp luôn áo áo dài khăn đóng…Đúng như hình ảnh
cụ Đồ Vũ-Đình-Liên, mà chúng ta ai cũng biết qua bài mỗi-năm-hoa-đào-nở…
Và nói đến chữ Hán, các trường, nhất là
đại học văn khoa, dù ở Huế hay Sài Gòn (trong giới Hướng Đạo nữa ), thập niên
60 của thế kỷ trước, giới sinh viên và giáo sư ai cũng biết đến tên gọi thân
thương: Cha Thích. Cha là Linh Mục, nên chi cũng áo dài đen giống như các
Cụ-Thầy của tôi vậy . Cha dạy môn Hán văn. Chữ Tàu cha viết đúng nghĩa rồng- bay-phượng-múa,
uyển chuyện, lã lướt mà đẹp vô cùng. Cách dạy học của Cha cũng thật độc đáo.
Học trò đều là sinh viên, có anh khóa 1 sinh năm 1930 kìa. Nhưng tất tất, đã là
học trò của Cha thì phải là em bé, cùng
Cha hát hò, cùng Cha vổ tay theo nhịp các bài hát thật hồn nhiên vui tươi như
các em bé ở nhà trẻ, mẫu giáo vậy. Những bài hát thân quen, giản dị nào “…cái
nhà, là nhà của ta…”, “ …Xuân du phương
thảo địa…”, “…vui ca lên nào anh em
ơi…”…luôn rộn vang, hả hê trong những buổi học cùng Cha. Với cha
*Ảnh 05- Cha Thích
và các sinh viên miền Nam …1963
càng hồn nhiên, càng bình dị…là
triết-lý-sống cao thâm nhất, kẻ phàm phu thường nhận thức sai lầm, khó thấu
hiểu được.( gần giống như 9 điều …cho người già…của Chu Dung Cơ, cựu thủ tướng
Trung Quốc).
Cho đến bây giờ, hàng năm kỷ niệm ngày
mất của Cha được tổ chức khắp nơi, thường xuyên nhất là ở thành phố Hồ Chí
Minh, do hầu hết các thế hệ học trò của Cha ở mọi vùng đất nước, ở nhiều đoàn
thể, ở nhiều trường học ngày xưa, kéo nhau về tham dự, tưởng niệm vị Thầy thật
tài hoa, độc đáo, ấn tượng nầy : Cha Thích.
…………………
Hôm nay, cận kề ngày NHÀ GIÁO VIỆT NAM,
tôi – giờ cũng là vị cựu giáo già tuổi ngoại thất thập, ghi ra đây đôi dòng gọi
là kính tưởng nhớ và lòng tri ân đến quý vị Thầy cô giáo ngày xưa của tôi, của
hơn nửa thế kỷ trước…
Lâm Khương Nhàn,
Cựu sinh viên K4 Viện Hán Học Huế,
Cựu
Giáo chức trường Trung học Vũng Tàu.
Cựu Giáo
chức THBC Lý Thường Kiệt VT.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét